Am Thờ Huế

Am Thờ Huế

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Mẫu lăng thờ đá đẹp bán tại Huế – Am thờ thần linh nghĩa trang tại Huế

Xin chào, gần đây mình có đi ngang qua Huế và khá bất ngờ với văn hóa tín ngưỡng ở đây. Mình mãi thắc mắc về các am thờ nhỏ mà người Huế hay thờ trước cửa nhà. Mình để ý có tận 3 am thờ với họa tiết ngựa chạy trên đó. Không biết mọi người có thể giải thích giúp mình về văn hóa thờ cúng này?

Tôi ngồi uống ly cà phê bên am thờ giữa sân, nên viết một chút về nét đẹp thờ cúng người đã khuất, thờ tự tâm linh. Những người miền khác sẽ ngạc nhiên khi thấy am thờ, đó là phong tục tập quán, sự thờ tự của người miền Trung nói chung, người Quảng Trị nói riêng.

Trước mặt nhà của người miền Trung “xưa” thường có khoảng sân rộng, sẽ đặt một am thờ, những ngày rằm thường đặt chuối - hoa trái, cho vong linh. Họ là những người không thể bước vào nhà, không có người thờ cúng (oan hồn). Bên cạnh am thờ ở trước sân nhà, sẽ có thêm bình phong, che chắn không cho ai thấy gian giữa của căn nhà, nơi thờ tự Tổ Tiên.

Những gia đình không có con trai, khi chết con gái xin phép nhà chồng cho làm am thờ ngoài sân, để Ba Mạ mình về nhận “báo Hiếu” những ngày rằm, ngày kỵ giỗ. Như vậy sẽ ấm lòng hiếu đạo hơn, không làm thân phận người phụ nữ buồn khi Ba Mạ chết không có bàn thờ, nét nhân văn của ông bà đã cứu cho “nhất nam viết hữu - thập nữ viết vô.

Quan niệm xưa gái lấy chồng là con nhà chồng, và bàn thờ của gia đình chồng… linh hồn lạ không thể bước vào nhà để nhận báo hiếu, giỗ chạp.

Am thờ ngoài sân cũng để “tặng” cho những oan hồn vật vờ lang thang mà chưa siêu thoát, không có người thân lập bàn thờ - cúng giỗ, thì am thờ ngoài sân sẽ là nơi cho linh hồn đến nhận hương hoa trái.

Am thờ này có nhiều tại Quảng Trị, Huế…

Miền Nam tui cũng thấy có am thờ ngoài sân, bên vườn, đơn giãn là một thân cây và đặt tấm ván, ly hương, ly nước… đó là bàn thờ ông Thiên (thông thiên), một dạng thờ trời đất. Kế đó là bàn thờ Thần Tài với Thổ Địa…

Bàn thờ ngày trước của người miền Trung giống như bàn thờ Thông Thiên của miền Nam.

Ông Địa cũng là phóng tác theo nụ cười của người Nam Bộ, do con tạc tạo ra, với khuôn mặt phúc hậu, ánh mắt nhân từ, nụ cười dễ mến, hình ảnh cũng giống na ná nhiều ông tâm linh khác. Chứ làm gì “người trần mắt thịt” thấy được họ mà tạc cho đúng chân dung, đẹp xấu hay có thần thái hay không cũng nhờ nghệ nhân mà thành.

Tôi nói một chút về Am Thờ ngoài sân của người Quảng Trị nói riêng, của người miền Trung nói chung, theo cách hiểu của mình.