Bản Tin Thị Trường Lao Động Là Gì Ạ

Bản Tin Thị Trường Lao Động Là Gì Ạ

Thị trường lao động là sự trao đổi hàng hóa sức lao động giữa một bên là những người sở hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động đó.

Thị trường lao động là sự trao đổi hàng hóa sức lao động giữa một bên là những người sở hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động đó.

Giá cả được quyết định bởi cung và cầu

Trên thị trường lao động, giá cả của sức lao động được quyết định bởi quy luật cung – cầu lao động, và nó được biểu hiện rõ qua sự thỏa thuận giữ các bên bao gồm người lao động và người sử dụng lao động. Nó được thể hiện qua hình thái là tiền lương và tiền công.

Trong trường hợp cầu lao động nhỏ hơn cung lao động, giá cả của sức lao động sẽ giảm vfa sẽ ở mức thấp. Và ngược lại, trong trường hợp cung lao động nhỏ hơn cầu lao động, đặc biệt là đối với những người lao động có năng lực cao thì mức giá cả cho sức lao động sẽ cao hơn.

Giá cả trên thị trường lao động sẽ phụ thuộc vào cung cầu lao động

Xem thêm:  CÁC BƯỚC XÂY DỰNG HÀNH TRÌNH TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG HIỆU QUẢ NHẤT

Thông tin thị trường lao động gồm những nội dung gì?

Thông tin thị trường lao động gồm những nội dung sau đây:

(1) Tình trạng, xu hướng việc làm.

(2) Thông tin về cung cầu lao động, biến động cung cầu lao động trên thị trường lao động.

(3) Thông tin về lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

(4) Thông tin về tiền lương, tiền công.

Thông tin thị trường lao động trong quá trình xây dựng, vận hành, nâng cấp mạng thông tin và cơ sở dữ liệu thông tin thị trường lao động phải được bảo đảm an toàn.

Thông tin thị trường lao động phải được bảo mật bao gồm:

- Thông tin thị trường lao động gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp được tổ chức, cá nhân đó đồng ý cho công bố;

- Thông tin thị trường lao động đang trong quá trình thu thập, tổng hợp, chưa được người có thẩm quyền công bố;

- Thông tin thị trường lao động thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân khai thác, sử dụng thông tin thị trường lao động có trách nhiệm bảo đảm an toàn, bảo mật và lưu trữ thông tin theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Tạo ra sự công bằng và cơ hội

Một thị trường lao động hoạt động hiệu quả có thể tạo ra cơ hội công bằng cho mọi người dựa trên khả năng và nỗ lực của họ, không phụ thuộc vào các yếu tố không công bằng như đẳng cấp xã hội hoặc quan hệ cá nhân.

Tóm lại, thị trường lao động không chỉ là một hệ thống phân phối việc làm và thu nhập, mà còn là một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng xã hội, ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển và ổn định của một quốc gia.

Phân tích, dự báo và phổ biến thông tin thị trường lao động

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì việc phân tích, dự báo và phổ biến thông tin thị trường lao động thuộc thẩm quyền.

- Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức việc phân tích, dự báo và phổ biến thông tin thị trường lao động trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

Chưa có bài viết nào trong mục này

Một trong những thị trường được nhắc đến nhiều nhất là thị trường lao động. Đây là thị trường có sự tác động trực tiếp tới những khía cạnh của sự ổn định xã hội, sự phát triển của quốc gia. Hãy cùng Tiếng Anh giao tiếp Langmaster tìm hiểu về thị trường lao động qua bài viết dưới đây nhé.

Thị trường lao động là một thị tường quan trọng trong tất cả các loại thị trường. Bởi lẽ, lao động chính là động lực phát triển của xã hội, là nguồn gốc tạo ra phần lớn giá trị, của cải vật chất của xã hội.

Có rất nhiều khái niệm xoay quanh thị trường lao động là gì, tuy nhiên tất cả đều nhấn mạnh đến yếu tố trao đổi sức lao động và người lao động. Có nhiều quan niệm cho rằng thị trường lao động chính là nơi trao đổi và mua bán sức lao động của người lao động.

Dựa trên khái niệm được trình bày trong tác phẩm của Adam Smith, được viết vào năm 1862 với quan điểm thị trường là nơi trao đổi dịch vụ và hàng hóa. Có tác giả đã nêu ra quan điểm dựa trên việc coi sức lao động là hàng hóa và lao động là một loại dịch vụ như sau:

“Thị trường lao động là nơi mà hàng hóa sức lao động và dịch vụ lao động được trao đổi giữa một bên là người lao động và người sử dụng lao động.”

Tuy nhiên, nếu tiếp cận dựa theo góc độ việc làm, thị trường lao động lại được xác định dựa trên cung lao động và cầu lao động. Cụ thể là giữa nhóm những người đang có việc làm hoặc những người đang tìm việc làm với nhóm những người đang sử dụng lao động, và những người đang tìm lao động.

Và khi nhấn mạnh đến các dịch vụ lao động được xác định dựa trên những việc làm được trả công, định nghĩa của ILO – Tổ chức lao động quốc tế như sau:

“Thị trường lao động là thị trường trong đó có các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua quá trình để xác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công.”

Tuy là có sự diễn đạt khác nhau, nhưng rõ ràng là những quan niệm trên đều có sự tương đồng ở những nội dung cơ bản về thị trường lao động:

“Thị trường lao động là một loại thị trường có các yếu tố bao gồm người cần bán sức lao động và dịch vụ lao động (người lao động), người có như cầu sử dụng dịch vụ lao động và mua sức lao động (người sử dụng lao động), các yếu tố giá cả (tiền công, tiền lương). Hai yếu tố cơ bản cấu thành thị trường lao động là cung lao động và cầu lao động.”

Cung lao động là một phần quan trọng của thị trường lao động, bao gồm những người có khả năng về thể chất và trí tuệ để làm việc, không phụ thuộc vào tuổi tác hoặc giới tính. Cung lao động đại diện cho tổng số lao động tham gia hoặc có thể tham gia vào thị trường lao động tại một thời điểm cụ thể.

Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tốc độ tăng trưởng của nguồn lao động, biến động của cầu lao động, trình độ học vấn, đào tạo nghề và mức lương được trả trên thị trường lao động. Cung lao động thực tế là năng lực lao động mà người lao động sẵn lòng cung cấp để trao đổi trên thị trường.

Cầu lao động đại diện cho số lượng lao động mà cần được sử dụng hay thuê mướn trên thị trường lao động, bao gồm nhu cầu về lao động của một quốc gia, một ngành công nghiệp, một khu vực cụ thể hoặc một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.

Cầu lao động bao gồm cả số lượng, chất lượng và cơ cấu của lao động, thường được xác định thông qua các chỉ số về việc làm. Cầu lao động phản ánh khả năng thuê lao động của các nhà tuyển dụng và nhà đầu tư trên thị trường lao động.

[A - Z] KẾ HOẠCH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ CHI TIẾT, HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP

CHI TIẾT QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ CHUYÊN NGHIỆP, HIỆU QUẢ

Ý nghĩa của thị trường lao động

Thị trường lao động đóng vai trò và có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội. Phát triển thị trường lao động sẽ có tác động mạnh mẽ đối với người lao động cũng như thu hút nhà đầu tư.

Những ý nghĩa của thị trường lao động

Cơ hội và thách thức về xây dựng thị trường lao động ở Việt Nam

Những cơ hội và thách thức của thị trường lao động Việt Nam

Trong giai đoạn hiện nay, thị trường lao động tại Việt Nam đang có nhiều cơ hội để phát triển. Điển hình là việc Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, trong đó, các quy định liên quan đến lao động nhằm xây dựng một sân chơi bình đẳng trên quy mô toàn cầu.

Dựa vào điều đó, đây là cơ hội tốt để Việt Nam sửa đổi các điều lệ pháp luật lao động cũng như các thể chế lao động để thị trường lao động trở nên linh hoạt hơn.

Không chỉ vậy, các FTA còn có những yêu cầu liên quan đến thể chế hỗ trợ quan hệ lao động, và các điều kiện và cam kết mà thông qua đó, thị trường lao động tại Việt Nam có cơ hội “đàn hồi” tốt hơn trước những biến động của thị trường.

Bên cạnh đó, hiện nay thị trường lao động Việt Nam cũng đang có nhiều cơ hội khi chính trị xã hội được đánh giá là ổn định và cởi mở hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Điều này đã thu hút rất nhiều vốn đầu tư và các doanh nghiệp nước ngoài, từ đó có nguồn việc làm dồi dào.

Nguồn nhân lực tại Việt Nam cũng đang ngày càng được nâng cao hơn về mặt chuyên môn cũng như năng lực làm việc. Đặc biệt đối với những người lao động tri thức. Nguồn lao động tri thức đang ngày càng đông đảo và chất lượng hơn.

Tuy nhiên, đi kèm với cơ hội sẽ luôn có những thách thức. Việc đẩy mạnh phát triển thị trường lao động để phù hợp với điều kiện quốc tế sẽ là những khó khăn trong việc thay đổi chính sách cũng như hệ thống pháp luật.

Cơ cấu pháp luật hiện chưa đủ linh hoạt để thích ứng với việc triển khai một phương pháp mới, cộng với việc các bên liên quan chưa hoàn toàn hiểu biết về các quy định này. Thiếu kinh nghiệm trong việc thực hiện các cuộc đối thoại và thương lượng cũng đóng vai trò quan trọng, tạo ra những trở ngại đối với hoạt động của thị trường lao động, gây ra sự không đồng nhất so với kỳ vọng.

Bên cạnh đó, thế giới cũng đang đổi thay nhanh chóng cùng với những sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư. Các yếu tố mới liên tục xuất hiện tác động đến thị trường lao động cũng như cách thị trường lao động vận hành.

Máy móc công nghệ, robot, trí tuệ nhân tạo lần lượt xuất hiện và nhanh chóng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh, thậm chí thay thế người lao động. Điều đó đặt ra thách thức về việc đào tạo tay nghề, cũng như kỹ năng chuyên môn của người lao động.

Việc thế giới biến đổi nhanh chóng khiến cho chúng ta không kịp định hình về thiên hướng phát triển của thị trường nói chung và thị trường lao động nói riêng. Bởi vậy, rất khó để có một định hướng chính xác nhằm mục đích nâng cao thị trường lao động cũng như bắt nhịp được với thế giới.