Buổi tọa đàm có sự tham gia của nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng biên tập Báo Thanh Niên, bà Chế Ngọc Bảo Trân, Chủ tịch HĐQT Hệ thống giáo dục NQH.
Buổi tọa đàm có sự tham gia của nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng biên tập Báo Thanh Niên, bà Chế Ngọc Bảo Trân, Chủ tịch HĐQT Hệ thống giáo dục NQH.
Chủ đề đầu tiên của buổi tọa đàm xoay quanh việc trang bị, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cũng như thanh thiếu niên để các em có cuộc sống an toàn, lành mạnh, toàn diện hơn. Bà Chế Ngọc Bảo Trân cho biết, ở TP.HCM, trong bối cảnh hiện nay, mảng giáo dục kỹ năng sống rất được chú trọng, các trung tâm giáo dục rất chú ý đến vấn đề này.
Các diễn giả tham gia buổi tọa đàm (từ phải qua): thầy giáo Nguyễn Thái Dương, bà Chế Ngọc Bảo Trân, chuyên gia tâm lý Kim Sao Nhua, ca sĩ Ngọc Ánh và MC Trúc Huỳnh
Cô Kim Sao Nhua, người có hơn 30 năm kinh nghiệm trong giáo dục kỹ năng sống cho các em, nhận xét việc giáo dục kỹ năng là công việc lâu dài và tốn rất nhiều nguồn lực, đặc biệt cần sự phối hợp chặt chẽ, thấu hiểu giữa phụ huynh và các em.
Thầy giáo Nguyễn Thái Dương tâm sự: "Kỹ năng sống là vấn đề rất rộng. Bản thân tôi từ khi là sinh viên đại học đã lưu tâm vấn đề này, nhất là kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng thuyết trình... Bây giờ chuyên môn của tôi là dạy tiếng Anh nhưng tôi luôn tìm hiểu về các kỹ năng sống, luôn cố gắng lồng ghép, tích hợp vấn đề này vào trong các bài giảng".
Chia sẻ từ góc độ một người mẹ, ca sĩ Ngọc Ánh cho biết con chị học được nhiều kỹ năng sống ở văn hóa Mỹ trong thời gian theo chị qua xứ cờ hoa
Ca sĩ Ngọc Ánh mang đến những chia sẻ rất thực tế. Chị nói: "Tôi tham dự buổi tọa đàm hôm nay với tư cách là một người mẹ. Tôi luôn dạy con những điều gần gũi nhất: dạy con tính độc lập, con phải chịu trách nhiệm cho những điều con làm, không đổ lỗi; dạy con từ việc nhỏ nhất như đặt báo thức và dậy đúng giờ...
Điều tiếp theo tôi dạy con là kỹ năng sinh tồn. Ví dụ như ở trường, tôi dạy con cách làm sao không bị bắt nạt". Chị cho biết thêm, "có một thời gian, tôi mang con qua Mỹ (lúc con 9 tuổi), và một trong những điều tôi thấy được là người ta không dạy con cái 'share food' (chia sẻ thức ăn) với nhau vì họ phòng tránh việc dị ứng thực phẩm. Hoặc họ cũng rất nghiêm chuyện xả rác. Do đó con tôi cũng quan sát và học hỏi được rất nhiều kỹ năng sống ý nghĩa, thiết thực".
Song song với câu chuyện giáo dục kỹ năng sống, chủ đề đầu tiên này cũng mở ra một câu chuyện khác: sự thờ ơ, vô cảm của một bộ phận giới trẻ, đặc biệt là thế hệ gen Z.
Chuyên gia Kim Sao Nhua nhìn nhận, sống vô cảm đã trở thành hiện tượng của một bộ phận giới trẻ. Nguyên nhân một phần là do cuộc sống quá vội vã nên các bạn đã bỏ qua rất nhiều cơ hội để có thể sống ấm áp hơn, hoặc quan tâm hơn đến người khác. Chính vì lối sống vội đó đã khiến không chỉ các bạn mà rất nhiều người trong chúng ta vô tình đánh mất đi mầm thiện của mình. Cô đưa ra giải pháp, phải nhìn nhận nguyên nhân gốc rễ phát xuất từ đâu để khắc phục sự thờ ơ, vô cảm ấy. Nếu ta sống đủ lắng, chúng ta sẽ nhận ra vấn đề lớn nhất nằm ở bản thân mỗi người.
Bản thân cô Kim Sao Nhua là một tấm gương nỗ lực. Cô kể, "ngày xưa gia đình nghèo nên bị người ta khinh, thậm chí má tôi nói chuyện mà hàng xóm cũng sợ bị mượn gạo. Nỗ lực để thành công, để giỏi hơn chưa đủ. Phải sống chậm hơn và yêu thương hơn để dưỡng hạt mầm thiện lành trong tâm hồn mình", cô bộc bạch.
Thầy Nguyễn Thái Dương chia sẻ tuy chuyên môn hiện tại gắn liền với tiếng Anh nhưng anh luôn lồng ghép các vấn đề về kỹ năng sống, yêu thương vào trong các bài giảng
Khi được hỏi có nên mở ra các lớp học để giáo dục cách yêu thương không, thầy Nguyễn Thái Dương nói: "Tuy yêu thương là một bản năng từ thuở lọt lòng của con người, nhưng không phải cứ yêu thương là tất yếu sẽ đúng, bởi vì có những sự yêu thương cần được giáo dục, cần phải học để tình yêu thương ấy được nảy mầm, lan tỏa một cách đúng đắn".
Những 'người hùng' không nhận là 'người hùng': Cứu được người là vui rồi
Một buổi chiều tháng 8, khi tôi dạo bước qua con ngõ dẫn về nhà, hương nhãn chín bay thoang thoảng hòa quyện với không khí, khiến lòng tôi bỗng dâng tràn những hồi ức đẹp. Mùi thơm ngọt ngào của những quả nhãn chín đã lâu không còn là chỉ là một hương vị, mà là cả một phần kỷ niệm mà tôi muốn giữ mãi. Tháng Tám về trong những cơn gió hiu hiu, mang theo hơi ấm của mùa hè mà cũng rất nhẹ nhàng gợi cảm xúc về sự chuyển giao, khiến tôi cảm thấy nôn nao chờ đón những điều mới mẻ sắp đến.
Ánh nắng lúc này không còn gay gắt như những tháng trước. Nó dịu dàng trải dài trên những cánh đồng xanh mướt, trở thành một bức tranh tĩnh lặng nhưng đầy sức sống. Ngắm nhìn khung cảnh ấy, tôi tự hỏi, bao nhiêu năm rồi, mấy ai còn nhớ đến những điều giản dị nhưng lại đẹp lung linh như thế? Tôi thích cái cảm giác khi chứng kiến bà con nông dân tất bật thu hoạch, trên mỗi gương mặt in hằn những vết chân cuộc đời mà họ trải qua với bao vất vả. Những người phụ nữ tay chai sạn làm lụng bên ruộng, vừa gặt lúa, vừa nhắc nhở con cái, vừa đối diện với những lo toan chưa bao giờ ngớt. Họ là hình ảnh đẹp đẽ nhất mà tôi từng thấy - sức chịu đựng, tình thương và nỗ lực không ngừng nghỉ.
Tháng Tám gợi lên trong tôi cảm giác tràn ngập xúc cảm và một chút tĩnh lặng. Những cơn mưa bất chợt như mang theo một phần ký ức; mảnh vụn của những ngày thơ ấu êm đềm, những cuộc tắm mưa cùng lũ trẻ hàng xóm, hay cái lạnh buốt của những buổi chiều mưa rào. Giữa dòng đời hối hả, đôi lúc tôi chỉ muốn dừng lại để hít thở thật sâu và cảm nhận hơi thở của mẹ thiên nhiên, để nghe lòng mình vang lên bản nhạc của ký ức. Tiếng mưa vẫn gõ trên mái nhà, như một điệp khúc êm đềm, một bản giao hưởng của cuộc sống.
Mùa thu đã chạm ngõ, mang theo màu sắc vàng ươm, ấm áp hơn cả ánh nắng hồi tháng Sáu. Tôi vẫn nhớ như in nỗi lo của mẹ mỗi khi trời mưa, nhắc nhở tôi khoác thêm chiếc áo ấm nhưng thực ra, chính tôi lại muốn chìm đắm trong cảm giác mát rượi ấy. Những ký ức về mùa hè không chỉ là thời gian mà còn là những hình ảnh sống động trong tâm trí tôi. Đó là những buổi tối nằm ngắm sao với gia đình, những chuyến thưởng thức hương vị quê nhà bên mâm cơm giản dị nhưng đầy tình thương.
Bước vào tháng Tám, các em nhỏ lại háo hức trở lại trường học. Những gương mặt ngây thơ mang theo hi vọng và ước mơ. Nhìn chúng, bỗng chốc tôi cũng như được sống lại cái cảm giác hồi hộp của những ngày chuẩn bị cho năm học mới. Nhưng bên cạnh niềm vui ấy, trong tâm trí các bậc phụ huynh lại hiện ra bao nhiêu nỗi lo toan: Đầu năm học chẳng khác nào một cuộc chiến, khi mà học phí, áo quần, sách vở, chẳng bao giờ đủ cho một đứa trẻ lớn lên. Nỗi buồn lẫn lộn giữa vui và lo khiến ai cũng cảm nhận được một gánh nặng trong trái tim.
Tôi cảm nhận được màu xanh của đồng quê, màu vàng ươm của bầu trời, và trong cái rung động ấy, cảm nhận được sự khao khát sống mãnh liệt. Các bà, các mẹ đã miệt mài cật lực ở ngoài đồng, các bậc phụ huynh lặng lẽ lo toan cho tương lai con cái. Và tôi, giữa đời thường, ngẫm nghĩ về những gì mình đã sống, về những chiêm nghiệm sâu sắc trong trái tim mình. Dẫu có thế nào, tôi luôn trân trọng khoảnh khắc quý giá của cuộc sống, những điều giản dị xung quanh mình.
Rồi cuộc sống trôi đi, tháng Tám lại rời xa, nhưng trong tôi, từng hình ảnh, âm thanh vẫn vang vọng, để nhắc nhớ rằng ta cần phải yêu thương, cần phải sống trọn vẹn với từng giây phút. Chắc chắn rằng, dù cuộc sống có bộn bề công việc đến đâu, tôi vẫn sẽ dành thời gian để quay về với những điều giản dị, để tìm lại chính mình. Tháng Tám, mùa Thu chớm về, không chỉ mang không khí lạnh mát, mà còn là dấu mốc cho những thay đổi trong tâm hồn tôi.
Cảm ơn tháng Tám đã đến bên tôi, cho tôi cơ hội để sống trọn vẹn, để cảm nhận và suy ngẫm về từng khoảnh khắc mà cuộc sống mang lại. Hy vọng rằng, mỗi lần tháng Tám trở về, tôi sẽ luôn giữ trong mình tấm lòng trân trọng và yêu thương những gì mình đã và đang có. Chào tháng Tám, chào những ngày đầu thu đầy cảm xúc!
Chiều nay đi qua ngõ nhà hàng xóm, cây thị phảng phất hương thơm như níu kéo cả người đi đường. Một mùi vị quen thuộc mà lâu rồi không được thưởng thức. Tháng Tám ở vùng quê, quả thị như đặc trưng của sự thay đổi chuyển giao mùa. Có lẽ, khác với nhiều vùng miền, thị ở đây vẫn còn chỗ đứng khi nó vừa có tác dụng bóng mát, vừa lấy quả. Lấp ló sau màu xanh của lá, những quả thị chín bói e thẹn, kiêu hãnh khoe cái màu vàng ươm còn lấm chấm đôi ba vết xanh nhỏ. Lạ cái cây thị này, chỉ một vài quả chín cũng đã tỏa thơm cả một đoạn đường. Một mùi hương dịu ngọt không lẫn trộn vào đâu được. Mình dừng lại, hít thật sâu cái mùi hương quen thuộc ấy tham lam cất giữ lấy một ít trong lòng. Hình như cũng đã lâu rồi không cảm nhận được mùi vị dịu ngọt đậm chất quê hương mình đến thế!
Tháng Tám, khi mà mùa gặt đã xong, mùa lạc cũng đã thu hoạch. Những bác nông dân cũng không cho phép mình nghỉ tay để bắt đầu một vụ mùa mới. Đôi vai hằn vết sẹo nặng gánh củi xuống chợ. Những giọt mồ hôi lại rơi mặn chát cả xô phụ hồ. Cuộc sống người nhà quê là vậy. Phải tranh thủ kiếm thêm chút tiền chi tiêu trong cuộc sống, cho khoản học phí đầu năm của con.
Tháng Tám, thời tiết cũng bắt đầu đỏng đảnh. Ừ thì mới nắng đó mà đã mưa rồi. Chông chênh lắm, nắng mưa lại thất thường. Mẹ lại cẩn thận nhắc đi đâu cũng nên kèm theo cái áo mưa. Chiều nay đang chạy xe, cơn mưa rào bất chợt làm ướt sũng. Mưa hắt thật mạnh vào mắt, vào da thịt, một cảm giác lành lạnh. Mình lại như cố tình để cảm nhận cái vị mưa ấy, sống lại thời con trẻ một lần tắm mưa. Tiếng người phàn nàn sao mưa nhiều thế! Mưa như chưa bao giờ được mưa, mưa như trút nước. Chỉ có mấy cụ già tóc bạc nhâm nhi chén trà, trầm ngâm: Thời tiết sắp sang lập Thu rồi đấy! Mưa tạnh. Nắng. Gió lại thỏa sức ngao du bỏ quên cả chiếc cầu vồng đầy diêm dúa huyền ảo, long lanh.
Nắng tháng Tám dịu dàng, hiền hòa lắm. Cảm giác một màu vàng trong nhẹ nhàng quá đỗi. Không còn bỏng rát và gay gắt như những cái nắng của tháng Sáu và tháng Bảy. Nắng chiều lại càng đẹp. Nó buông mình trải dài cả miền quê, hiền hòa quấn lấy những con người nhà quê chân chất. Ấy vậy mà khi những tia nắng cuối cùng trong ngày cũng không còn lưu luyến, bịn rịn đổ dài trên những cành cây cũng là lúc gió lạnh lùa qua làn áo chạy vào da thịt thấm chút khí trời, tẩm chút hương vị mùa Thu. Những ánh đèn bắt đầu được thắp sáng. Đi dạo qua quán nước chè nhỏ, khách vắng hơn thường ngày.
Tháng Tám, bọn trẻ lại náo nức chuẩn bị vào năm học mới. Sắc thái biểu cảm nhất trên những gương mặt sĩ tử vừa trải qua kỳ thi đại học trong sự đợi chờ hồi hộp. Người ta cũng không ngạc nhiên nữa khi ở miền quê nghèo mà tỷ lệ đậu đại học của xã lại rất cao. Niềm vui chưa trọn vẹn khi biết điểm thì đã phảng phất nỗi lo trong mắt người lớn: “Tiền đâu cho con đi học xa nhà? Trăm thứ còn phải chi tiêu, lấy đâu ra tiền?”. Vui buồn lẫn lộn trên khuôn mặt những đấng sinh thành làm bọn trẻ cũng đắn đo. Phải chăng đại học đối với miền quê khác thành phố ở đó, đâu chỉ riêng niềm vui.
Tháng Tám đã về trên xôn xao đồng ruộng, mang theo bao suy tư của người con xa xứ. Ngày Thu về, mong đất trời cứ mãi giữ khí tiết mát mẻ này, để cha bớt nhọc nhằn trong những ngày mưu sinh, để màu áo của mẹ thôi bạc màu vì mưa nắng, để tiếng cười trẻ thơ xua tan những vất vả của mẹ cha sau một ngày mệt nhoài.
Cảm ơn tháng Tám, cảm ơn mùa Thu đã cho ta có những phút giây để nhìn lại chính mình, để yêu thương và trân trọng cuộc đời, trân trọng những người sống quanh mình nhiều hơn!
Chào tháng Tám, chào những ngày chớm Thu...