Đảng Viên Có Đi Du Học Được Không

Đảng Viên Có Đi Du Học Được Không

Không ít người thắc mắc Đảng viên có được đi du học không? Có được theo tôn giáo không? Có được kinh doanh không? Cùng tìm câu trả lời tại bài viết ngay sau đây.

Không ít người thắc mắc Đảng viên có được đi du học không? Có được theo tôn giáo không? Có được kinh doanh không? Cùng tìm câu trả lời tại bài viết ngay sau đây.

Đảng viên có được theo tôn giáo không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng năm 2011 thì điều kiện về tôn giáo không phải là một trong những điều kiện để xem xét công dân Việt Nam được kết nạp vào Đảng.

Tuy nhiên, tại Quy định số 123-QĐ/TW năm 2004 đã quy định chặt chẽ hơn về điều kiện được kết nạp Đảng đối với những công dân Việt Nam theo tôn giáo.

Theo quy định này thì những công dân Việt Nam theo tôn giao đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, tiêu chuẩn trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam phải là những người theo các tôn giáo được nhà nước Việt Nam công nhận.

Bên cạnh đó, tại Điều 21 Quy định số 37-QĐ/TW năm 2021 cũng quy định không cho phép Đảng viên được tham gia vào những tôn giáo bất hợp pháp và không được lợi dụng các hoạt động của tôn giáo để trục lợi bất chính.

Như vậy, có thể thấy Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn được quyền theo những tôn giáo được Việt Nam công nhận và không được lợi dụng các hoạt động của tôn giáo để trục lợi cho bản thân.

Trên thực tế, mỗi năm đều có hàng nghìn quần chúng nhân dân theo tôn giáo được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam và có nhiều người còn được Đảng và Nhà nước tin tưởng giao cho những vị trí quản lý, chức vụ khác nhau trong các cơ quan nhà nước, hệ chống chính trị ở các cấp.

Việc cho phép Đảng viên được theo tôn giáo hợp pháp là quy định mang tính cởi mở, tạo cơ hội cho nhiều quần chúng nhân dân theo tôn giáo được phát triển vào Đảng. Quy định này thể hiện sự bình đẳng, quyền tự do về tôn giáo của công dân được Hiến pháp Việt Nam ghi nhận.

Bên cạnh đó, mở rộng đối tượng được tham gia vào tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam giúp Đảng có thể lãnh đạo tốt hơn, thấu hiểu mọi giai cấp, tầng lớp nhân dân và có những mục tiêu, đường lối đúng đắn trong việc bảo đẩm quyền, lợi ích hợp pháp của cả dân tộc Việt Nam.

Đảng viên đi du học tự túc phải đóng đảng phí hằng tháng bao nhiêu?

Khi trở thành Đảng viên thì phải thực hiện nghĩa vụ mà tổ chức Đảng đã giao phó, hoàn thành các nhiệm vụ một cách tự nguyện, nhanh chóng. Để duy trì hoạt động thì Đảng viên sẽ phải đóng đảng phí hằng tháng. Căn cứ theo Mục I Phần B Quy định về chế độ đảng phí Ban hành kèm theo Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 quy định về đối tượng và mức đóng đảng phí hằng tháng của đảng viên như sau:

Thu nhập hằng tháng của đảng viên để tính đóng đảng phí bao gồm: tiền lương, một số khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí; thu nhập khác. Đảng viên xác định được thu nhập thường xuyên, đóng đảng phí theo tỷ lệ (%) của thu nhập hằng tháng (chưa tính trừ thuế thu nhập cá nhân); đảng viên khó xác định được thu nhập thì quy định mức đóng cụ thể hằng tháng cho từng loại đối tượng;

– Đảng viên làm việc trong các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang thì mức đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, các khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí;

– Còn trong trường hợp mà Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội: thì mức đóng đảng phí hằng tháng bằng 0,5% mức tiền lương bảo hiểm xã hội;

– Khi người được trở thàn Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế: đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác từ quỹ tiền lương của đơn vị;

– Riêng đối với các cá nhân là Đảng viên khác ở trong nước (bao gồm đảng viên nông nghiệp, nông thôn, đảng viên là học sinh, sinh viên…): đóng đảng phí từ 2.000 đồng đến 30.000 đồng/tháng. Đối với đảng viên ngoài độ tuổi lao động, mức đóng đảng phí bằng 50% đảng viên trong độ tuổi lao động.

– Đảng viên đang sống, học tập, làm việc ở ngoài nước thì cũng thực hiện nghĩa vụ này;

+ Nếu có trường hợp Đảng viên làm việc tại các cơ quan đại diện của Việt Nam ở ngoài nước; đảng viên là lưu học sinh theo Hiệp định được nước ngoài tài trợ hoặc được đài thọ từ ngân sách nhà nước đóng đảng phí bằng 1% mức sinh hoạt phí hằng tháng;

+ Khi đã được sự chấp thuận từ tổ chức Đảng về việc đi du học mà cá nhân này du học tự túc; đảng viên đi xuất khẩu lao động; đảng viên đi theo gia đình, đảng viên là thành phần tự do làm ăn sinh sống, mức đóng hằng tháng từ 2 đến 5 USD.

+ Đảng viên là chủ hoặc đồng chủ sở hữu các doanh nghiệp, khu thương mại, cửa hàng dịch vụ thì phải tuân thủ mức đóng tối thiểu hằng tháng là 10 USD;

– Hiện nay, mức đóng Đảng phí quy định là với mức thấp nhất nên vẫn luôn khuyến khích đảng viên thuộc mọi đối tượng trên đây tự nguyện đóng đảng phí cao hơn mức quy định nhưng phải được chi ủy đồng ý.

Lưu ý: Với các Đảng viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nếu có đơn đề nghị miễn hoặc giảm mức đóng đảng phí, chi bộ xem xét, báo cáo lên cấp ủy cơ sở quyết định.

Đảng viên có được kinh doanh không?

Trong 19 điều Đảng viên không được làm được quy định tại Quy định số 37-QĐ/TW thì không có quy định nào cấm Đảng viên không được tham gia hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, tại Điều 1 Quy định số 15/QĐ-TW do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành năm 2006 cũng quy định, khuyến khích Đảng viên làm kinh tế tư nhân, Đảng viên phải trực tiếp tham gia lao động, có quyền kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Tuy nhiên, đối với những Đảng viên là công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập muốn kinh doanh phải tuân thủ các quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức hiện hành.

Trên đây là giải đáp về những điều mà Đảng viên được phép làm và các vấn đề liên quan. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc, hay gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài:

Đảng viên có được phép đi du học nước ngoài không?

Đi du học được xem là một trong những quyền cơ bản của công dân, nhà nước tạo điều kiện để công dân được tiếp cận những kiến thức và nâng cao trình độ, chuyên môn của mình. Cá nhân sẽ bị nghiêm cấm lợi dụng quyền này của mình để  thực hiện các hành vi chống phá nhà nước Việt Nam hay làm ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và nước mà công dân đến du học. Đặc biệt đối với cá nhân là Đảng viên thì khi thực hiện quyền này cá nhân sẽ phải được xem xét chặt chẽ hơn. Căn cứ theo Điều 12 Quy định 37-QĐ/TW năm 2021 quy định về về những điều đảng viên không được làm đó là: Nghiêm cấm Đảng viên có hành vi chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay, can thiệp, tác động dưới mọi hình thức đến tổ chức, cá nhân để bản thân hoặc người khác được tiếp nhận, tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, khen thưởng, phong tặng danh hiệu, đi học, đi nước ngoài, thực hiện chế độ, chính sách cán bộ trái quy định;

Bên cạnh đó, trong Điều 34 Quy định 69-QĐ-TW cũng đã thể hiện rõ hơn hành vi được xác định là “trái quy định”, cụ thể được thể hiện nội dung dưới đây:

– Khi đã trở thành Đảng viên mà lại tự mình hoặc có hành vi can thiệp, tác động để vợ (chồng), bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột mình và bên vợ (chồng) và người khác đi du lịch, tham quan, học tập, chữa bệnh ở trong nước, ngoài nước bằng tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền;

– Có thực hiện hành vi đi ra nước ngoài hoặc làm việc thông qua việc nhận lời mời ra nước ngoài hoặc làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài dưới mọi hình thức mà không báo cáo hoặc chưa được sự đồng ý của tổ chức đảng có thẩm quyền;

– Nếu tổ chức Đảng phát hiện ra Đảng viên thiết lập mối quan hệ mật thiết với người nước ngoài nhưng không báo cáo với tổ chức đảng có thẩm quyền theo quy định;

– Bên cạnh đó, việc tự ý tổ chức và đi ra nước ngoài nhưng không tuân thủ việc báo cáo theo quy định nên việc không báo cáo hoặc chưa được sự đồng ý của cấp ủy trực tiếp quản lý và cấp ủy nơi sinh hoạt là đang trái với quy định;

– Có hành động nhận tiền, giấy tờ có giá trị như tiền, hiện vật có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên của cá nhân, tổ chức nước ngoài nhưng không báo cáo cấp ủy trực tiếp quản lý và cấp ủy nơi sinh hoạt thì có thể bị xử lý kỷ luật;

– Cá nhân cho á nhân, tổ chức nước ngoài thuê tài sản của mình; có cha, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng mình hoặc vợ (chồng), vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột sinh sống, định cư ở nước ngoài; có con kết hôn với người nước ngoài; có vợ hoặc chồng, con đi học ở nước ngoài mà không tuân thủ việc báo cáo cấp ủy nơi sinh hoạt và cấp ủy quản lý về việc này;

– Nhận huân chương, huy chương, giải thưởng, học hàm, học vị hoặc các danh hiệu khác của nước ngoài không thuộc hiệp định hợp tác giữa hai nhà nước, chương trình hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng chính trị của các quốc gia khác.

Như vậy, trong các quy định của Ban chấp hành Trung ương không đề cập đến vấn đề là Đảng viên không được phép đi sang nước ngoài để du học nhưng cá nhân này đã tham gia đội ngũ của Đảng nên các hoạt động phải nằm trong sự quản lý giám sát của tổ chức. Việc tự ý đi du học nước ngoài không báo cáo là đang vi phạm điều cấm đối với hành vi của Đảng viên nên sẽ bị xử lý kỷ luật tùy vào mức độ vi phạm.