DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
Bên cho vay và hộ vay thoả thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào:
-Mục đích sử dụng vốn vay;
-Chu kỳ sản xuất, kinh doanh (đối với cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ);
-Khả năng trả nợ của hộ vay;
-Nguồn vốn cho vay của NHCSXH.
– Lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước. Mức lãi suất cho vay cụ thể sẽ có thông báo riêng của NHCSXH.
– Ngoài lãi suất cho vay, hộ nghèo vay vốn không phải trả thêm bất kỳ một khoản phí nào khác.
– Lãi suất cho vay từ nguồn vốn do chi nhánh NHCSXH nhận uỷ thác của chính quyền địa phương, của các tổ chức và cá nhân trong, ngoài nước thực hiện theo hợp đồng ủy thác.
– Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
Bên cho vay áp dụng phương thức cho vay từng lần. Mỗi lần vay vốn, hộ nghèo và Bên cho vay thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định tại văn bản này.
Mức cho vay đối với từng hộ nghèo được xác định căn cứ vào: nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay. Mỗi hộ có thể vay vốn một hay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa đối với một hộ nghèo do HĐQT NHCSXH quyết định và công bố từng thời kỳ (hiện nay, mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo là 100 triệu đồng/hộ).
Bộ hồ sơ cho vay được NHCSXH cấp miễn phí và thống nhất theo mẫu in sẵn trên phạm vi toàn quốc.
Danh mục hồ sơ cho vay bao gồm:
a. Đối với hộ vay: hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/CVHN) và gửi tổ tiết kiệm và vay vốn.
b. Hồ sơ do tổ tiết kiệm và vay vốn lập:
-Lần đầu, khi mới thành lập, tổ gửi Bên cho vay các loại giấy tờ theo quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn như Biên bản họp thành lập tổ và thông qua quy ước hoạt động (mẫu số 10/CVHN),…
-Mỗi lần vay, tổ gửi Bên cho vay danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn (mẫu số 03/CVHN).
-Trong quá trình hoạt động, tổ lập sổ theo dõi cho vay, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm của thành viên (mẫu số 13/CVHN) (nếu có)
-Thông báo phê duyệt danh sách hộ nghèo được vay vốn (mẫu số 04/CVHN)
-Thông báo chuyển nợ quá hạn (mẫu số 05/CVHN) (nếu có).
-Phiếu kiểm tra sau khi cho vay (mẫu số 06/ CVHN).
d. Hồ sơ do hộ nghèo, tổ tiết kiệm và vay vốn và Bên cho vay cùng lập:
-Sổ tiết kiệm và vay vốn (mẫu số 02/CVHN).
-Văn bản thỏa thuận ủy nhiệm thu lãi, thu tiết kiệm (mẫu số 11/CVHN) (nếu có).
Đối với hộ nghèo: giữ sổ tiết kiệm và vay vốn.
Đối với tổ tiết kiệm và vay vốn: lưu giữ đầy đủ các giấy tờ quy định tại điểm b mục 10.1.
-Bộ phận kế toán: lưu giữ toàn bộ hồ sơ gốc gồm các giấy tờ quy định tại mục 10.1 văn bản này trừ sổ theo dõi cho vay, thu nợ, thu lãi của thành viên (mẫu số 13/CVHN) nêu tại điểm b.
– Bộ phận tín dụng: lập và lưu giữ các tài liệu:
+ Sổ theo dõi cho vay hộ nghèo theo địa bàn quản lý.
+ Danh sách hộ nghèo trong địa bàn quản lý;
+ Các báo cáo thống kê về hoạt động cho vay, thu nợ, gửi tiết kiệm … đối với hộ nghèo.
Như vậy việc lưu giữ những bộ hồ sơ là việc rất cần thiết. Những bộ hồ sơ cho vay phải được lưu giữ cẩn thận, chu đáo, dễ tìm, có danh mục theo dõi và phải bảo đảm an toàn tuyệt đối. Người được giao bảo quản hồ sơ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu để mất, thất lạc hoặc sửa chữa nội dung của hồ sơ. Trường hợp bộ phận tín dụng cần sử dụng hồ sơ cho vay để xử lý công việc khi cần thiết thì phải sao chép số liệu trong hồ sơ gốc.
Trên đây là bài viết chi tiết về mẫu đơn vay vốn ngân hàng chính sách xã hội mà Luật Dương Gia cung cấp cho quý bạn đọc.
(Baothanhhoa.vn) - Khởi nghiệp từ một bàn máy may và một máy vắt sổ, đến nay chị Trần Thị Hà ở thôn Phú Yên, xã Đông Nam (Đông Sơn) đã xây dựng được nhà xưởng may hoạt động hiệu quả. Hằng tháng, cơ sở may của chị xuất ra thị trường hàng ngàn sản phẩm, tạo việc làm...
1. Nhà nước thực hiện chính sách cho vay đối với hộ cận nghèo nhằm mục đích gì?
Điều 1: Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg quy định: NHCSXH thực hiện cho vay hộ cận nghèo đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh nhằm góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.
Chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ.
Điều 1: Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 quy định:
- Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/ người/tháng.
- Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/ người/tháng.
3. Mức cho vay đối với hộ cận nghèo được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg, mức cho vay đối với hộ cận nghèo do NHCSXH và hộ cận nghèo thỏa thuận nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa phục vụ sản xuất kinh doanh áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ.
4. Lãi suất cho vay và thời hạn cho vay đối với hộ cận nghèo được quy định như thế nào?
Theo Điều 3, Điều 4 Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg, lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo được quy định như sau:
- Lãi suất cho vay bằng 130% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ.
- Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
- Thời hạn cho vay do NHCSXH và hộ cận nghèo vay vốn thỏa thuận phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.
5. Xin cho biết điều kiện, hồ sơ và thủ tục cho vay đối với hộ cận nghèo?
Theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg, điều kiện, hồ sơ, thủ tục và quy trình cho vay đối với hộ cận nghèo được thực hiện như đối với cho vay hộ nghèo, cụ thể như sau:
- Người vay cư trú hợp pháp tại địa phương;
- Có tên trong danh sách hộ nghèo được UBND cấp xã quyết định theo chuẩn hộ cận nghèo;
- Được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của UBND cấp xã.
Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) (bản chính).
- Người vay tự nguyện gia nhập Tổ tiết kiệm và vay vốn tại nơi sinh sống.
- Người vay viết giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay mẫu số 01/TD) gửi Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn.
- Tổ tiết kiệm và vay vốn nhận giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) của tổ viên, tiến hành tổ chức họp tổ để bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên giấy đề nghị vay vốn, đối chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ. Nếu hồ sơ vay vốn chưa đúng thì hướng dẫn người vay làm lại. Sau đó lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn (mẫu số 03/TD) kèm giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) của các tổ viên trình UBND cấp xã.
- UBND cấp xã xác nhận các hộ xin vay đúng là những hộ thuộc diện nghèo theo quy định và hiện đang cư trú hợp pháp tại xã trên danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu 03/TD).
- Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, Tổ tiết kiệm và vay vốn có trách nhiệm gửi bộ hồ sơ xin vay tới NHCSXH cấp huyện để làm thủ tục phê duyệt cho vay.
- NHCSXH nhận bộ hồ sơ vay vốn tiến hành xem xét, phê duyệt cho vay.
- Sau khi phê duyệt, NHCSXH gửi thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/ TD) tới UBND cấp xã.
- UBND cấp xã thông báo đến tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác cấp xã để thông báo tới Tổ tiết kiệm và vay vốn và Tổ tiết kiệm và vay vốn thông báo đến người vay.