Giáo dục tâm lý học sinh tiểu học luôn là chủ đề được giáo viên và phụ huynh quan tâm hàng đầu. Mỗi trẻ có đặc điểm và sự thay đổi tâm lý khác nhau, hiểu rõ sẽ giúp chúng ta có cách tiếp cận phù hợp để định hướng và hỗ trợ cho các bé phát triển tốt nhất. Cùng Dewey Schools tìm hiểu vai trò và cách thực hiện trong quá trình giáo dục tâm lý cho trẻ lứa tuổi 6 – 11 nhé.
Giáo dục tâm lý học sinh tiểu học luôn là chủ đề được giáo viên và phụ huynh quan tâm hàng đầu. Mỗi trẻ có đặc điểm và sự thay đổi tâm lý khác nhau, hiểu rõ sẽ giúp chúng ta có cách tiếp cận phù hợp để định hướng và hỗ trợ cho các bé phát triển tốt nhất. Cùng Dewey Schools tìm hiểu vai trò và cách thực hiện trong quá trình giáo dục tâm lý cho trẻ lứa tuổi 6 – 11 nhé.
Khi tiến hành giáo dục tâm lý học sinh tiểu học cần chú trọng việc chọn phương pháp phù hợp với đối tượng và nội dung. Bên cạnh đó chúng ta cần linh hoạt vận dụng đa dạng các phương pháp để tránh sự nhàm chán, kích thích trí tò mò và tạo sự hứng thú cho trẻ. Mỗi phương pháp truyền tải một nội dung phù hợp khác nhau như chơi trò chơi, thảo luận nhóm, vẽ tranh, kể chuyện…
Ví dụ: Với học sinh lớp 1 chọn lựa phương pháp trò chơi đơn giản sẽ mang lại hiệu quả. Nếu đối tượng là học sinh lớp 4 – 5 hình thức thảo luận nhóm sẽ phù hợp trong việc giải quyết vấn đề xung đột phát sinh.
Mỗi học sinh có đặc điểm tâm lý, phát triển khác nhau do đó người lớn cần tôn trọng sự khác biệt đó. Vì vậy không có công thức giáo dục tâm lý nào áp dụng cho tất cả các học sinh tiểu học. Thầy cô, cha mẹ nên dành thời gian lắng nghe, quan sát, thấu hiểu để nắm bắt tâm lý cũng như đặc điểm riêng của mỗi trẻ.
Hiểu rõ học sinh, chúng ta sẽ dễ dàng phát hiện đặc điểm bất thường và có cách giáo dục phù hợp. Ví dụ với học sinh bị trầm cảm, quá nhút nhát, học sinh bắt nạt bạn… cần có sự hỗ trợ, tư vấn, giảng giải để trẻ khắc phục đặc điểm tâm lý riêng của mình. Khi được chăm sóc đúng cách trẻ mới phát triển lành mạnh, phát huy được tiềm năng của chính mình.
Trong giáo dục tâm lý học sinh tiểu học, vai trò của gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng. Trong đó phụ huynh và giáo viên là những người thầy đầu tiên dẫn dắt, định hướng và là hình mẫu cho trẻ noi theo để các bé phát triển tâm hồn lành mạnh. Do đó gia đình và nhà trường cần có sự bổ trợ, phối hợp nhịp nhàng để tạo nên môi trường giáo dục tâm lý tốt nhất. Cụ thể:
Các hoạt động giáo dục tâm lý cho trẻ cần tiến hành trong môi trường học tập, vui chơi, sinh hoạt an toàn, thoải mái, lành mạnh để các em có cơ hội bộc lộ cảm xúc. Người lớn nên trao đổi cởi mở với trẻ thông qua ngôn ngữ, cử chỉ nhẹ nhàng nhằm khuyến khích các em chia sẻ thông tin tích cực. Đồng thời lưu ý không nên phán xét và đảm bảo bí mật tránh làm lộ thông tin khi chưa được sự đồng ý.
Khi trẻ cảm thấy tin tưởng, được tôn trọng các bé sẽ mở lòng về những vấn đề gặp phải với người lớn. Từ đó chúng ta dễ dàng hơn trong việc giáo dục tâm lý học sinh tiểu học mang lại hiệu quả cho học sinh.
Giáo dục tâm lý cho học sinh tiểu học cần có môi trường để trẻ học tập và vui chơi
Xem thêm: 9 mẹo giúp cân bằng giữa học và chơi cho trẻ hiệu quả
Gia đình chính là môi trường giáo dục tâm lý đầu tiên của trẻ, trong đó cha mẹ có ảnh hưởng sâu sắc tới hình thành tính cách và tương lai sau này của con. Vì vậy chúng ta cần tạo dựng cho trẻ môi trường sống an toàn với tình yêu thương, tin tưởng.
Cha mẹ nên dành cho trẻ sự quan tâm, lắng nghe những cảm xúc, tâm tư hay sự thay đổi của con để kịp thời có những định hướng đúng đắn. Hay dạy trẻ nhận biết, điều tiết cảm xúc của chính mình trong giai đoạn nhạy cảm này và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho bé. Phụ huynh luôn nhớ, chúng ta chính là tấm gương cho trẻ noi theo nên cần xây dựng mình thành hình mẫu chuẩn mực đạo đức tốt đẹp trong cuộc sống.
Tham khảo: Phương pháp dạy con đúng cách, ngoan và thông minh từ chuyên gia
Khi trẻ đến trường thầy cô giáo chính là người thầy thứ 2 đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục tâm lý học sinh tiểu học. Giáo viên và nhà trường cần chú trọng tạo môi trường học an toàn, để trẻ thoải mái giao tiếp, hợp tác cùng học tập với nhau. Từ đó trẻ sẽ học được các kỹ năng mềm quan trọng như giải quyết xung đột, chia trẻ, mở rộng vòng bạn bè, làm việc nhóm…
Ngoài ra, giáo viên cần tạo cơ hội để trẻ thể hiện bản thân, đừng nên động viên, khen ngợi, khích lệ để thừa nhận những cố gắng của trẻ. Từ đó tạo động lực cho học sinh tiểu học tự rèn luyện bản thân, duy trì và phát triển những điều tốt đẹp. Bên cạnh đó thầy cô nên dành sự quan tâm để hiểu những biểu hiện tâm lý bất thường của học sinh, kịp thời có biện pháp hỗ trợ phù hợp. Sự quan tâm, động viên, khuyên răn từ giáo viên sẽ giúp trẻ vượt qua những vấn đề tâm lý học sinh tiểu học, tâm lý tuổi mới lớn.
Nhà trường đóng vai trò quan trọng trong giáo dục tâm lý học sinh tiểu học
Gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ để kịp thời nhận biết những thay đổi trong tâm lý của học sinh tiểu học. Giáo viên và phụ huynh thường xuyên trao đổi về tình hình học tập và tinh thần của trẻ để nắm bắt được một cách rõ ràng và sâu sắc những biến chuyển của học sinh. Từ đó các bên có thể đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp, mang lại hiệu quả.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường đặc biệt cần thiết với trường hợp học sinh gặp phải vấn đề về tâm lý. Phụ huynh và giáo viên sẽ đưa ra những góc nhìn riêng để kịp thời hỗ trợ cho trẻ bằng những lời khuyên hay biện pháp có ích.
Nhằm hướng đến môi trường giáo dục toàn diện, thuận lợi cho sự phát triển của trẻ, gia đình và nhà trường có thể cùng tổ chức nhiều hoạt động giáo dục tâm lý học sinh tiểu học bổ ích. Một số hoạt động đã chứng minh được tính hiệu quả trên thực tiễn có thể kể đến như trò chuyện về tâm lý, buổi sinh hoạt tập thể, các chuyên tham quan, dã ngoại…
Cha mẹ quan tâm: Top 12 trường tiểu học công lập chất lượng cao ở Hà Nội
Mã nhóm ngành/Mã ngành:
Tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp : %
Chỉ tiêu theo phương thức khác: 30
Học phí : Theo quy định của Nhà nước và của ĐHQGHN.
Tổ hợp xét tuyển Toán, Vật lí, Hóa họcToán, Hóa học, Sinh họcNgữ văn, Lịch sử, Địa líNgữ văn, Toán, Tiếng Anh
Điều quan trọng nhất cần chú ý trong nội dung và phương pháp giáo dục tâm lý học sinh tiểu học là cần có sự cân nhắc, chọn lựa phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm của từng cấp học. Do mỗi độ tuổi sẽ có khả năng và nhu cầu tiếp nhận khác nhau nên xây dựng hoạt động hiệu quả cho công tác giáo dục.
Ví dụ: Với học sinh lớp 1 trẻ bắt đầu làm quen với môi trường học tập mới, hoàn toàn khác biệt sẽ chủ yếu tập trung vào làm quen và khám phá môi trường xung quanh. Giai đoạn trẻ học lớp 4 – 5 đã phát triển về logic và tư duy trừu tượng, chuẩn bị và bước vào giai đoạn dậy thì nhạy cảm và tâm lý có nhiều biến đổi.
Ngành Giáo dục Tiểu học (Mã ngành 7140202) là ngành đào tạo cử nhân Giáo dục Tiểu học nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới của giáo dục tiểu học trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây là một ngành quan trọng trong hệ giáo dục của nước ta bao gồm cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung cấp, cao đẳng, đại học. Sinh viên theo học ngành Giáo dục Tiểu học tại trường Đại học Vinh sẽ được cung cấp các kiến thức chung như Tin học đại cương, Tiếng Việt thực hành, Nghệ thuật địa cương, Tiếng Anh, Tiếng Trung, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Triết học Mác – Lênin, Tâm lý học giáo dục, Chủ nghĩa xã hội khoa học, các môn giáo dục thể chất,… Và khối kiến thức chuyên ngành Văn học, Tâm lý học sinh tiểu học, Cơ sở toán học của môn toán ở TH, rèn luyện kỹ năng sư phạm tiểu học, giáo dục học tiểu học… Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị các kiến thức cơ bản đến chuyên sâu để phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất và năng lực giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục cấp tiểu học. Cũng như được rèn luyện, nâng cao các kỹ năng giảng dạy, khả năng xử lý các tình huống sư phạm, năng lực quản lý và chức các chương trình học, cập nhật các xu hướng giáo dục hiện đại… Ngoài ra, sinh viên theo học ngành Giáo dục Tiểu học tại Trường sẽ được miễn học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt 3.630.000 VNĐ/tháng theo Quy định. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học có thể đảm nhận các vị trí công việc như: Giáo viên tại các trường tiểu học công lập, dân lập, tư thục, quốc tế. Giảng viên dạy các môn chuyên ngành trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp; Cán bộ quản lý giáo dục cấp trường học, địa phương đến Trung ương hay nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu giáo dục; Nhân viên/chuyên viên tại các tổ chức đào tạo, phát triển giáo dục;…