Hội Thao Người Giáo Viên Nhân Dân

Hội Thao Người Giáo Viên Nhân Dân

Cho cấp trên thấy được kỹ năng lãnh đạo của bản thân là một cách giúp Nhân viên tư vấn giáo dục được ưu ái hơn khi cất nhắc các vị trí quản lý, điều hành. Chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với những người xung quanh, khách hàng, đồng nghiệp,... và đứng ra giải quyết các vấn đề nảy sinh cũng là cách để thể hiện năng lực cá nhân với những người xung quanh.

Cho cấp trên thấy được kỹ năng lãnh đạo của bản thân là một cách giúp Nhân viên tư vấn giáo dục được ưu ái hơn khi cất nhắc các vị trí quản lý, điều hành. Chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với những người xung quanh, khách hàng, đồng nghiệp,... và đứng ra giải quyết các vấn đề nảy sinh cũng là cách để thể hiện năng lực cá nhân với những người xung quanh.

Văn hóa thế thao công an nhân dân

"Chào bà nội, cha con xin phép về ạ!"

Cũng như mọi ngày, anh Lai Thế Dịp (41 tuổi) vẫn đến đón con - cậu bé Khải học tại Trường Tiểu học Lạc Hòa 1 (xã Lạc Hòa, thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng) - muộn nhất trường, dù hôm đó là ngày học tiểu học cuối cùng của con.

Cả trường chỉ còn Khải và cô giáo Đỗ Thị Hồi (51 tuổi).

Những lần trước, khi đến đón con, anh Dịp chỉ ngồi trên xe bóp kèn rồi chờ con chạy ra, hai cha con chào cô rồi về. Nhưng lần này, anh từ tốn vào trước cửa phòng của cô.

Sau những lời cảm ơn, những câu chuyện mà hình như người đàn ông đã muốn kể từ lâu, anh ra hiệu để con trai cúi mình hướng về phía cô Hồi.

Anh cũng cúi mình nói với giọng vừa trìu mến, vừa nghẹn ngào tiếc nuối: "Chào bà nội, cha con xin phép về ạ".

Cô Hồi đã dạy dỗ cả 2 thế hệ cha con anh Dịp, khi không còn là học trò, cha con anh coi cô như người thân thuộc (Ảnh: Cao Xuân Lương).

Anh Dịp kể, thời gian anh học cấp 1 là lúc cô Hồi vừa đến dạy ở trường. Những năm đó còn đói khổ, không ít lần anh đã ăn cơm của cô Hồi, cảm giác cô như chị, cũng như mẹ.

"Nhà tôi cách trường chừng 2km, thời đó đường khó đi, nhưng ít xe cộ nên an toàn hơn bây giờ. Trẻ con học xong cứ theo nhóm về nhà, nhưng tôi thường thích ở lại ăn ké cơm của cô, vì về nhà sớm cũng chỉ ở một mình, phải chờ đến tối muộn cha mẹ mới đi làm ruộng về.

Ở với cô vừa vui, vừa được học thêm, vừa được no bụng.

Bây giờ, vợ chồng tôi lại bận đi làm công, thường về muộn nên con trai phải nhờ cô trông hộ sau khi tan học. Tôi hay bảo cháu là được học cùng bà nội nên an tâm, cháu cũng rất ngoan", anh Dịp chia sẻ.

Nói về những năm tháng học trong lớp cô Hồi chủ nhiệm, bé Khải bảo rằng rất vui, sẽ rất nhớ khi chuyển cấp.

Sau một hồi nấn ná, cha con anh Dịp cũng đành về vì trời tối dần. Khải tỏ vẻ quyến luyến, cậu bé vẫn cố ngoái đầu nhìn về hướng cô giáo cho đến khi chiếc xe chạy ra khỏi cổng trường.

Chị Trương Ngọc Yến (31 tuổi, nhà ngay cổng trường) cũng từng có những năm tháng cấp 1 học cùng cô giáo Đỗ Thị Hồi.

Hồi đó chị Yến sống cùng bà ngoại, phải xa cha mẹ. Nhà bà ngoại nghèo nên chị Yến chỉ nhớ về tuổi thơ thiếu thốn đủ thứ, không quà chợ chiều, không quần áo mới mỗi khi lễ Tết, ngoại cũng chẳng có tiền để cho đi học thêm.

Chị Yến kể, có lẽ may mắn hiếm hỏi trong những năm tháng tuổi thơ của chị là được học với cô Hồi.

"Những ngày lễ Tết, cô luôn dành cho tôi một phần quà nhỏ. Không có tiền học thêm, cô mở luôn một lớp nhỏ dạy kèm cho tôi và 4 bạn cùng hoàn cảnh. Học không mất tiền mà còn được no bụng", cựu học trò của cô Hồi nhớ lại.

Chị Yến vui và an tâm khi giao con vào tay "bà ngoại" (Ảnh: Cao Xuân Lương).

Ở gần trường, dù khi còn học hay cả lúc đã lớn khôn, lấy chồng, làm mẹ, mỗi khi có điều phân vân, có tâm sự muốn chia sẻ, chị Yến vẫn thường tìm gặp cô giáo cũ.

Năm học tới, con trai chị Yến sẽ vào lớp do cô Hồi chủ nhiệm. Chị nói rằng "giao con cho bà ngoại nên rất an tâm".

Bị cái nghèo giữ lại không cho về

Cô Hồi quê Thái Bình, vào nhà người thân ở Sóc Trăng chơi, rồi bị cái nghèo những năm 1980 của nơi đây "giữ lại không cho về".

"Hồi đó chỉ tính vô chơi thôi, nhưng vì đường quá xa xôi, khó khăn nên tiêu hết tiền. Thời ấy vùng này nghèo, không làm gì ra tiền được, thế là không có tiền về quê, ở lại mãi đến khi không dứt để về được nữa", cô Hồi nhớ lại.

Trong ký ức của nữ giáo viên, những năm 80 của thế kỷ trước, dải bờ biển Vĩnh Châu (Trà Vinh) là những làng chài nghèo, xa huyện thị. Giao thông lại càng tệ hơn, đi bộ trên đường không khác nhiều lội dưới ruộng bất kể nắng mưa, lề đường cỏ cao ngập đầu.

Theo cô Hồi, người dân vùng này hồi đó cũng ít nói tiếng Việt, họ nói tiếng bản địa, chữ viết thì càng hiếm người biết. Nghèo, không biết chữ nên họ chỉ quanh quẩn trong làng, đi đâu cũng ngại, cũng sợ nên lại càng nghèo.

Thêm nữa, vì quá xa xôi nên cũng chẳng mấy ai tới nơi này, có những thầy cô được đưa từ Cần Thơ xuống, nhưng chẳng ai ở lại.

Sau những giờ đứng lớp, cô Hồi về phòng nghỉ tự trau dồi thêm kiến thức để có thể bắt kịp xu hướng và dạy học trò tốt hơn nữa (Ảnh: Cao Xuân Lương).

"Tôi nghĩ mình có trách nhiệm góp phần xóa mù chữ cho người dân nơi đây, để họ có cơ hội tìm thấy một cuộc đời tươi sáng hơn. Cũng vì ý nghĩ đó mà tôi ở lại, không về quê nữa", Nhà giáo Nhân dân Đỗ Thị Hồi nhớ về lý do mình theo ngành sư phạm.

Năm 1992, tốt nghiệp Trung học Sư phạm Sóc Trăng, cô Hồi về dạy tại trường Tiểu học Lạc Hòa 1 đến bây giờ.

Cô nhớ lại, hồi đó trường Tiểu học Lạc Hòa 1 có 5 phòng học nhà xây lợp tôn, còn lại đều là phòng nền đất, mái lá.

Thời gian đầu, trường có hơn 20 giáo viên, nhưng chỉ vài năm sau, hầu hết đồng nghiệp bỏ nghề. Giai đoạn khó khăn nhất, chỉ còn 6 người bám trụ, trong đó có 2 người thuộc ban giám hiệu, cô Hồi là giáo viên nữ duy nhất ở lại.

"Hồi đó quá khó khăn, mọi người vừa đi dạy, vừa làm thêm, tôi cũng vậy. Chỉ vài năm, hầu hết đồng nghiệp bỏ trường, có người lên Cần Thơ tìm việc, có người về nhà làm nông, cũng không thể trách họ được", cô Hồi kể về thời gian khó.

Trong ký ức của cô giáo quê Thái Bình, thời mới vào nghề cô cũng thấp bé như đám học trò mình dạy. Việc cô chọn ở lại khiến ban giám hiệu rất quý, thầy hiệu trưởng cưng như em út trong nhà.

"Thời đó tôi nghĩ rằng lương thấp mình ăn ít lại là được. Nếu ai cũng bỏ trường, rồi học trò sẽ ra sao, vùng đất này sẽ ra sao", cô Hồi nhớ về giai đoạn khó khăn.

Thiếu giáo viên, những người ở lại phải dạy 3 ca mỗi ngày, dạy liên tục từ sáng đến tối mới nghỉ. Đến khuya, cô Hồi cùng mọi người lại phải thắp đèn dầu soạn giáo án.

Vì đặc thù học sinh có khoảng 60% người Hoa, hơn 20% người Khmer, người Kinh rất ít nên việc dạy học lại càng khó. Giáo viên từ vùng khác đến như cô Hồi phải tìm hiểu ngôn ngữ, văn hóa bản địa để có phương pháp dạy hiệu quả.

"Thời gian đầu tôi chưa biết ngôn ngữ các em dùng, phải dạy trực quan. Phải nghe các em gọi tên sự vật, sự việc bằng ngôn ngữ bản địa rồi lưu lại, sau đó mới dạy các em cách gọi bằng tiếng Việt. Qua thời gian, tôi có thể giao tiếp bằng tiếng Hoa và tiếng Khmer được", cô Hồi kể.

Thành tích lớn nhất là không có học sinh bỏ học giữa chừng

Dù trong những ngày tháng "không có thời gian để thở" đó, nhưng nếu nhận thấy có học sinh nào chưa hiểu bài, cô Hồi luôn sẵn sàng ở lại dạy thêm sau giờ tan lớp. Học sinh nhà xa, cha mẹ bận cũng thường ở lại cùng cô cả ngày.

Sau những cố gắng hết mình, nữ giáo viên chỉ khiêm tốn nói rằng thành tích lớn nhất của bản thân là chưa từng có học sinh nào trong lớp chủ nhiệm bỏ học giữa chừng.

Hạnh phúc với cô giáo Hồi là được đứng giữa những học sinh (Ảnh: Cao Xuân Lương).

Những năm tháng là nữ giáo viên duy nhất, cô Hồi được tất cả các thầy ưu ái, không phải lao động nặng khi nhà trường xây cất. Ngược lại, những công việc thường được cho là của phụ nữ thì hầu như sẽ đến tay cô làm.

Thời gian đầu, nhà trường không có ký túc xá giáo viên, cô Hồi và đồng nghiệp đi ở nhờ trong nhà dân. Nông dân làm đồng ban ngày, đêm ngủ sớm, trong khi giáo viên 22h khuya vẫn sáng đèn soạn bài, cuộc sống có nhiều bất tiện.

Sau này, khi được chuyển vào ký túc xá, cô Hồi nhận xét "quá rộng rãi đến mức cảm thấy không thiếu gì nữa".

"Bục giảng có tất cả những thứ tôi cần"

Điều kiện giáo dục ngày càng nâng cao theo mức sống xã hội, học sinh trên lớp dần ổn, cô Hồi lại nghĩ đến chuyện xóa mù chữ trong cộng đồng, đây mới là lý do ban sơ nhất níu cô ở lại vùng đất khó.

Những năm cuối thế kỷ 20, cô Hồi đã cùng chính quyền địa phương mở lớp xóa mù chữ cho người dân. Những lớp học được tổ chức ban đêm sau thời gian đồng áng.

Có những người vì không biết chữ nên xấu hổ, họ chờ lúc cô Hồi đi chợ thì lại gần ghé vào tai nói nhỏ. Với những người này, cô Hồi chọn dạy trong bí mật.

"Đêm đến, tôi sẽ im lặng rời ký túc xá, có khi đến nhà riêng của họ, có khi lên thuyền ra giữa sông dạy chữ cho họ đến nửa đêm. Tôi thấy hạnh phúc khi có thêm một người biết đọc, biết viết. Và thấy day dứt đến khó ngủ khi biết có người mù chữ nhưng ngại học", cô Hồi tâm sự.

Không chỉ cố gắng dạy tốt, cô Hồi còn cố gắng giúp đỡ để học sinh có điều kiện tốt nhất khi đến lớp. Dù với mức thu nhập tự đánh giá "không thể có dư", nhưng cô luôn trích một khoản tiền hàng tháng để giúp học trò nghèo.

Cô Hồi cùng đồng nghiệp đi hỗ trợ học trò nghèo (Ảnh: Cao Xuân Lương).

Chỉ 5 năm gần nhất, cô Hồi đã tự trích thu nhập và vận động mạnh thường quân trao 13 suất học bổng, 3 xe đạp, 1,7 tấn gạo, 150 bộ quần áo cùng hàng trăm bộ dụng cụ học tập cho học sinh nghèo.

"Là một giáo viên, điều đầu tiên tôi mong mỏi đó là nền giáo dục nước nhà ngày càng phát triển, đào tạo được thế hệ trẻ ngày càng giỏi, đủ đức, đủ tài.

Riêng bản thân, trên bục giảng tôi tìm được mọi điều mình muốn. Bục giảng đã cho tôi tất cả mà chẳng lấy mất điều gì. Nếu làm việc khác, có lẽ trông tôi chẳng trẻ như bây giờ, luôn được sống trong môi trường tươi trẻ, trong lành nên năm tháng như chẳng đi qua", cô giáo Đỗ Thị Hồi cười hạnh phúc.

Bạn bè của nữ giáo viên hay ước được trở lại thời học trò, được tắm nắng sân trường, được ngắm nhìn phượng nở. Còn với cô Hồi, sau hơn 30 năm cống hiến cho nền giáo dục, cô nói rằng cuộc sống luôn có tất thảy những điều đó mà chẳng cần mơ ước.

Ban giám hiệu Trường Tiểu học Lạc Hòa 1 cho biết, cô giáo Đỗ Thị Hồi là giáo viên giỏi, nhận được sự quý mến, công nhận của học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp. Quá trình công tác, cô đã có nhiều sáng kiến được công nhận cấp tỉnh, được áp dụng rộng rãi.

Với sự nỗ lực và cống hiến của mình, cô Hồi đã nhiều lần được công nhận giáo viên giỏi, nhiều lần nhận được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan Trung ương và địa phương.

Năm 2017, cô được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú; năm 2018 được tặng Huân chương Lao động hạng Ba; năm 2022 được vinh danh trong 400 nhà giáo tiêu biểu toàn quốc.

Tháng 6 vừa qua, cô Hồi đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân.

Trong 21 nhà giáo nhân dân năm nay, cô giáo Đỗ Thị Hồi là người đặc biệt nhất khi là giáo viên cấp 1 ở một trường nhỏ, không chức vụ hay học hàm học vị. Những người còn lại hầu hết là giáo sư, phó giáo sư hoặc lãnh đạo ở các đơn vị giáo dục, giảng dạy ở trường chuyên.

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Với khẩu hiệu “Vì một Việt Nam cường thịnh”, Đại hội nhằm đánh giá, tuyển chọn những vận động viên (VĐV) xuất sắc; đồng thời đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, góp phần dựng xây đất nước.

Ngắm nhìn ngọn đuốc Đại hội được thắp sáng trong lễ khai mạc diễn ra tối 9-12, tại Quảng Ninh, trọng tài quốc tế môn khiêu vũ thể thao Nguyễn Chí Anh không giấu được xúc động. Từng 7 lần tham dự trong vai trò VĐV và trọng tài, song đối với Chí Anh mỗi kỳ đại hội lại mang đến ý nghĩa và cảm xúc riêng. Anh tâm sự: “Chúng tôi hay bông đùa, đại hội không khác gì “World Cup” của ngành thể thao. 4 năm mới diễn ra một lần, những người gắn bó với thể thao đều mong ngóng tham dự để thể hiện tài năng, đam mê. Việc quy mô, chất lượng của đại hội được nâng tầm càng khẳng định giá trị, tầm vóc mới của thể thao Việt Nam (TTVN)”.

Vượt quãng đường gần 1.000km, ông Phan Anh, Chủ tịch Liên đoàn Điền kinh tỉnh Quảng Ngãi lần đầu tham dự đại hội với sự háo hức. Mặc dù môn điền kinh diễn ra ở Hà Nội, song ông Phan Anh chủ động xuống Quảng Ninh dự lễ khai mạc. Chia sẻ với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, ông Phan Anh bày tỏ: “Lễ khai mạc Đại hội diễn ra hoành tráng, đậm sắc màu văn hóa-thể thao đã vượt xa sự chờ đợi của tôi. Với những người gắn bó với thể thao, ai cũng muốn được tận hưởng bầu không khí đại hội ít nhất một lần trong đời”.

Với những VĐV, đại hội không chỉ là dịp thể hiện tài năng mang vinh quang về cho đơn vị mình mà còn là cơ hội để trui rèn ngọn lửa đam mê, nuôi dưỡng khát khao chinh phục những đỉnh cao mới. Dù đã sở hữu nhiều danh hiệu trong sự nghiệp, nhưng VĐV Bùi Thị Ngà, đội trưởng đội bóng chuyền nữ Quân đội tham dự Đại hội đang hướng tới mục tiêu giành huy chương vàng. Trước ngày Đại hội khởi tranh, Bùi Thị Ngà và đồng đội đã tích cực thi đấu giao hữu với một số câu lạc bộ hàng đầu, tập luyện cùng các đồng nghiệp nam để làm quen với những pha bóng mạnh và khó. Bùi Thị Ngà cho hay: “Chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình trong từng pha bóng, từng trận đấu để không làm phụ lòng người hâm mộ”.

Để có gần 10.000 VĐV đến từ 65 đơn vị tranh tài tại đại hội lần này, thời gian qua, các địa phương, ngành đã tổ chức đại hội thể dục thể thao (TDTT) các cấp nhằm tuyển chọn những VĐV xuất sắc. Bởi vậy, những VĐV tham dự Đại hội là những tinh anh của ngành thể thao địa phương, đại diện cho mỗi đơn vị khoe tài tại sân chơi lớn nhất toàn quốc. Ông Đặng Hà Việt, Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, Phó trưởng ban tổ chức đại hội khẳng định: “Đại hội được tổ chức nhằm đánh giá toàn diện công tác đào tạo, huấn luyện, thi đấu của các ngành thể thao địa phương, đồng thời tuyển chọn những VĐV xuất sắc vào các đội tuyển quốc gia đi thi đấu quốc tế. Trong năm 2023, nhiệm vụ quan trọng của TTVN là thi đấu tốt tại Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) lần thứ 32 và Đại hội thể thao châu Á lần thứ 19”.

Trong bối cảnh các tỉnh, thành phố đang phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch Covid-19, việc tổ chức một kỳ Đại hội với quy mô lớn đặt ra nhiều khó khăn về công tác chuyên môn, kỹ thuật, kinh phí... Với kinh nghiệm từng đăng cai nhiều sự kiện văn hóa-thể thao lớn có quy mô quốc tế, đặc biệt là tổ chức thành công 7 môn thi đấu tại SEA Games 31, tỉnh Quảng Ninh đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo cho Đại hội. Ông Cao Tường Huy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khẳng định: “Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã có bước đột phá trong việc huy động những nguồn lực đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa-thể thao đồng bộ, hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Được lựa chọn là nơi đăng cai chính và diễn ra lễ khai mạc, bế mạc Đại hội là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh”.

Bên cạnh những khó khăn, việc Đại hội diễn ra sau khi Việt Nam tổ chức và thi đấu thành công SEA Games 31 cũng mang đến nhiều thuận lợi từ cơ sở vật chất, trang thiết bị thi đấu, đến cơ sở lưu trú... đều đồng bộ, khang trang. Ông Trần Đức Phấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, Trưởng Tiểu ban chuyên môn Đại hội bày tỏ: “Tất cả trang thiết bị tốt nhất đã phục vụ SEA Games 31 sẽ dùng để tổ chức Đại hội. Ngoài ra, 100% trọng tài, giám sát tham gia điều hành tại Đại hội đều là người Việt Nam. Quan điểm của ngành TTVN là sử dụng những gì tốt nhất để tổ chức Đại hội với tinh thần “công bằng, khách quan, vô tư”.

Sau thành công của SEA Games 31, Đại hội chính là dịp để đánh giá toàn diện phong trào TDTT trên cả nước, đồng thời thổi bùng ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết đối với những người công tác trong lĩnh vực TDTT. Ông Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng ban chỉ đạo Đại hội bày tỏ: “Đại hội không chỉ là sự kiện quan trọng, nơi gửi gắm những tình cảm lớn lao, sự quan tâm, tin tưởng, kỳ vọng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của nhân dân đối với tương lai, sự phát triển của phong trào TDTT mà còn là nơi để các VĐV cùng nhau thổi bùng lên ngọn lửa khát khao, niềm tin chiến thắng nhằm xác lập những kỷ lục mới của thể thao nước nhà. Đây cũng là cơ hội thúc đẩy sự phát triển về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật cũng như trình độ tổ chức các sự kiện thể thao của các địa phương đăng cai các bộ môn thi đấu”.

Trong không khí hân hoan của nhân dân, thay mặt Chính phủ, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tuyên bố khai mạc Đại hội. Khẩu hiệu: “Rèn luyện thân thể-Bảo vệ Tổ quốc. Rèn luyện thân thể-Kiến thiết đất nước. Rèn luyện thân thể-Khỏe, khỏe, khỏe!" vang vọng tại Quảng trường Sun Carnival Hạ Long, báo hiệu một mùa Đại hội hấp dẫn, quyết liệt và chất lượng bắt đầu.

Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ IX-2022 diễn ra 43 môn thi đấu, bao gồm 942 nội dung tại Quảng Ninh và 10 tỉnh, thành phố lân cận. Trong đó, tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ khai mạc, bế mạc và 21 môn thi đấu. Đây cũng là kỳ đại hội đầu tiên có bài hát chính thức, với tên gọi “Cùng khắc tên mình vào núi sông”.

NSND Đặng Thái Sơn, con trai thứ hai của bà, tết Quý Mão về Việt Nam thăm gia đình, cách đây mấy ngày vừa tạm biệt mẹ ra nước ngoài biểu diễn, nghe tin bà mất, đã vội lấy vé máy bay, đang trên đường về Hà Nội. Bà Thái Thị Liên sinh ngày 4.8.1918 tại Chợ Lớn, TP.HCM trong một gia đình đại trí thức. Cha của bà là kỹ sư Thái Văn Lân, một trong những kỹ sư điện đầu tiên của Việt Nam tốt nghiệp tại Pháp. Anh trai của bà là luật sư Thái Văn Lung, hoạt động cách mạng, hy sinh năm 1946 và tên ông được đặt cho một con đường giữa trung tâm TP.HCM. Chị gái của bà là nghệ sĩ Thái Thị Lang, nhà soạn nhạc nữ đầu tiên của Việt Nam, nghệ sĩ piano Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp Nhạc viện Paris và từng lưu diễn khắp thế giới.

NSND Thái Thị Liên biểu diễn piano

Bà Thái Thị Liên là một trong số nữ danh cầm piano đầu tiên của Việt Nam, tiên phong đồng sáng lập Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Là trưởng khoa piano đầu tiên của Học viện, bà là mẹ của NSND Đặng Thái Sơn, NSND Trần Thu Hà và là người thầy của nhiều nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng.

NSND Thái Thị Liên và NSND Đặng Thái Sơn

Bà Thái Thị Liên sang Pháp du học năm 1946 và lấy chồng là nhà cách mạng Trần Ngọc Danh, lúc đó là Trưởng phái đoàn đại diện của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (em ruột Tổng Bí thư Trần Phú). Sau đó bà về nước cùng với chồng ở chiến khu Việt Bắc và có hai người con là Trần Thu Hà và Trần Thanh Bình. Sau khi chồng mất một thời gian, bà lấy nhạc sĩ-nhà thơ nổi tiếng Đặng Đình Hưng và sinh ra NSND Đặng Thái Sơn. Trong những năm kháng chiến và thời bao cấp, vượt qua muôn ngàn khó khăn, bà Thái Thị Liên đã một mình nuôi dạy 4 người con (có một con riêng của chồng) đều thành đạt, trở thành những trí thức, nghệ sĩ tiêu biểu.

Khóa học giúp học viên rèn luyện 4 kĩ năng : Nghe, Nói, Đọc, Viết với giáo viên người bản ngữ.

Trong đó, thầy cô tập trung giúp các bạn cải thiện: phát âm, ngữ điệu câu, các tip luyện nghe tốt và hiệu quả. Học viên được thực hành hoạt động nói, thảo luận về các chủ đề quen thuộc, cần thiết. Kỹ năng giao tiếp tiếng Đức được phát triển một cách hiệu quả nhất.

Ngoài ra, học viên có cơ hội tìm hiểu, tiếp cận với nền văn hóa Đức sâu rộng hơn qua tranh ảnh, video thầy cô bản ngữ cung cấp.

- Hoàn thiện tốt 4 kĩ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết.

- Phát âm tốt hơn. Khả năng giao tiếp bằng tiếng Đức được cải thiện, với ngữ điệu tự nhiên, cách ngắt câu, sử dụng từ hợp lý.

- Nắm chắc các câu trúc, ngữ pháp được sử dụng trong các tình huống giao tiếp.

- Năng động hơn, làm chủ các tình huống hội thoại thông qua các hoạt động giao tiếp hằng ngày, chủ đề thảo   luận với giáo viên người Đức.

Vui lòng liên hệ Hotline: 1900 7060 để đăng ký khóa học và tìm hiểu thêm về chương trình ưu đãi.

Tỉnh Quảng Ngãi cho phép các huyện miền núi được tuyển dụng giáo viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn nhưng không quá 40% tổng chỉ tiêu.

Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, ông Trần Hoàng Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã phê duyệt kế hoạch tuyển dụng giáo viên. Việc này nhằm giải quyết tình trạng thiếu giáo viên kéo dài nhiều năm tại Quảng Ngãi.

Theo đó, tỉnh Quảng Ngãi sẽ thi tuyển 743 giáo viên cho các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo và các huyện, thị xã, thành phố.

Việc tuyển dụng giáo viên tại các địa phương được thực hiện theo hình thức xét tuyển. Trong đó vòng 1 sẽ kiểm tra điều kiện dự tuyển, vòng 2 thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành.

Riêng tuyển dụng giáo viên cho các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Quảng Ngãi giao trách nhiệm cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định theo phân cấp và thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Trong quá trình tuyển dụng, các đơn vị phải ưu tiên tuyển dụng giáo viên theo chính sách thu hút nguồn nhân lực.

Tỉnh Quảng Ngãi cho phép các huyện miền núi tuyển dụng giáo viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn nhưng không quá 40% chỉ tiêu.

Việc tuyển dụng chỉ tiêu người dân tộc thiểu số phải được xác định cụ thể trong kế hoạch tuyển dụng, bảng tổng hợp nhu cầu tuyển dụng. Các huyện phải niêm yết công khai để thí sinh dự thi được biết trước khi nộp hồ sơ dự tuyển.

Trường hợp không tuyển đủ chỉ tiêu người dân tộc thiểu số thì tuyển dụng các thí sinh khác thi cùng vị trí việc làm, lấy kết quả từ cao xuống thấp để đảm bảo chỉ tiêu tuyển dụng.

Ngày 7/9, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, ông Trần Hoàng Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã phê duyệt kế hoạch tuyển dụng giáo viên. Việc này nhằm giải quyết tình trạng thiếu giáo viên kéo dài nhiều năm tại Quảng Ngãi.

Theo đó, tỉnh Quảng Ngãi sẽ thi tuyển 743 giáo viên cho các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo và các huyện, thị xã, thành phố.

Việc tuyển dụng giáo viên tại các địa phương được thực hiện theo hình thức xét tuyển. Trong đó vòng 1 sẽ kiểm tra điều kiện dự tuyển, vòng 2 thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành.

Riêng tuyển dụng giáo viên cho các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Quảng Ngãi giao trách nhiệm cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định theo phân cấp và thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Tỉnh Quảng Ngãi thi tuyển 743 giáo viên nhằm giải quyết tình trạng thiếu giáo viên kéo dài suốt nhiều năm qua (Ảnh minh họa: Quốc Triều).

Trong quá trình tuyển dụng, các đơn vị phải ưu tiên tuyển dụng giáo viên theo chính sách thu hút nguồn nhân lực.

Tỉnh Quảng Ngãi cho phép các huyện miền núi tuyển dụng giáo viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn nhưng không quá 40% chỉ tiêu.

Việc tuyển dụng chỉ tiêu người dân tộc thiểu số phải được xác định cụ thể trong kế hoạch tuyển dụng, bảng tổng hợp nhu cầu tuyển dụng. Các huyện phải niêm yết công khai để thí sinh dự thi được biết trước khi nộp hồ sơ dự tuyển.

Trường hợp không tuyển đủ chỉ tiêu người dân tộc thiểu số thì tuyển dụng các thí sinh khác thi cùng vị trí việc làm, lấy kết quả từ cao xuống thấp để đảm bảo chỉ tiêu tuyển dụng.

Tham gia cùng đoàn có đồng chí Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Chí Tài cùng lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Tôn giáo tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tiếp đón Đoàn có Hòa Thượng Thích Khế Chơn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Trưởng ban Tổ chức Đại lễ Phật đản - Phật lịch 2568 tại Thừa Thiên Huế cùng các thành viên Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thay mặt Thường trực Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đã trao lẵng hoa chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh nhân mùa Phật đản Phật lịch 2568 và gửi lời chúc mừng các vị chức sắc cùng các tăng ni, phật tử đón một mùa Phật đản an lành, hạnh phúc; mong muốn các vị chức sắc cùng các tăng ni, phật tử tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, sống tốt đời đẹp đạo; gắn bó đồng hành, chung sức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tích cực tham gia các phong trào do tỉnh phát động, góp phần làm cho quê hương ngày càng phát triển, văn minh và hiện đại.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong toàn tỉnh đã và đang nỗ lực thực hiện mục tiêu sớm xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là cả một quá trình dài phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền, hệ thống chính trị và người dân trong toàn tỉnh. Trong đó, sự đồng hành của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đóng vai trò quan trọng cho tiến trình đưa tỉnh Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Thay mặt Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Hòa Thượng Thích Khế Chơn đã bày tỏ vui mừng và cảm ơn lãnh đạo tỉnh luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động phật sự; khẳng định, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh sẽ nối tiếp truyền thống đồng hành cùng dân tộc, đoàn kết xây dựng đất nước.

Hòa Thượng Thích Khế Chơn cũng cảm ơn những tình cảm tốt đẹp mà Đảng bộ, chính quyền, hệ thống chính trị và các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh đã đồng hành, gắn bó với các hoạt động Phật sự của Giáo hội và tăng ni, Phật tử trong toàn tỉnh thời gian qua; Giáo hội sẽ tiếp tục vận động tăng ni, Phật tử tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, hoạt động từ thiện, nhân đạo, góp phần xây dựng tỉnh nhà ngày càng phát triển. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh cũng đã thống nhất việc tham gia, góp phần vào sự thành công chung của tuần lễ Festival Huế 2024.

* Cùng ngày 14/5, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi gặp mặt đại diện các chức sắc, chức việc Phật giáo, đạo hữu Cao đài trên đại bàn. Các đồng chí: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nguyễn Nam Tiến cùng dự.

Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nguyễn Nam Tiến cho biết, thời gian qua, với tinh thần đoàn kết hòa hợp, phụng sự đạo pháp, phục vụ dân tộc, các tăng, ni, phật tử, đạo hữu Cao đài đã đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế - xã hội, thi đua sản xuất, thực hiện giảm nghèo bền vững; đồng thời, luôn hưởng ứng tích cực các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước.

“Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh ghi nhận, đánh giá cao đóng góp của quý vị chức sắc, chức việc và đồng bào Phật tử đã thực hiện tốt tinh thần “Phụng sự đạo pháp - phục vụ dân tộc"; luôn nỗ lực tu dưỡng, học tập, thực hành theo Chánh pháp, khơi thông sức mạnh dân tộc chân chính từ thân - tâm - ý; phát huy tinh thần hòa hợp, đồng thuận và đoàn kết, cùng chung lòng, chung sức xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng văn minh, giàu mạnh”, ông Nguyễn Nam Tiến nhấn mạnh.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến quý tăng ni và toàn thể đồng bào Phật tử, đạo hữu Cao đài trong tỉnh, chúc Đại lễ Phật đản 2024 - Phật lịch 2568 trong tỉnh diễn ra vui tươi, an toàn và thành công tốt đẹp. Đồng chí ghi nhận, đánh giá cao sự đóng góp của chư tăng ni, phật tử, đạo hữu Cao đài tỉnh nhà trong sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, đặc biệt là trong công tác từ thiện xã hội, nhân đạo.

Đồng chí Phan Ngọc Thọ khẳng định, những thành tựu, kết quả đạt được của tỉnh trong thời gian qua, có sự đóng góp không nhỏ của đông đảo tăng ni, phật tử trong tỉnh. Nhiệm vụ quan trọng hiện nay của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong toàn tỉnh là nỗ lực xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Vì vậy, cần phát huy hơn nữa truyền thống đồng hành cùng dân tộc, đoàn kết tăng ni, Phật tử hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước, gắn bó với các hoạt động của tỉnh nhà; góp phần xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Văn Phương thăm, chúc mừng Hòa thượng Thích Đức Thanh. (ảnh: NM)

* Dịp này, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cũng đã đến thăm, chúc mừng các vị đại lão Hòa thượng tiêu biểu, trụ trì tại một số cơ sở Phật giáo trên địa bàn nhân dịp Đại Lễ Phật đản - Phật lịch 2568.

Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương đã đến thăm, chúc mừng các vị đại lão Hòa thượng Thích Giác Quang, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh; Hòa thượng Thích Đức Thanh, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh; Hòa thượng Thích Khế Chơn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự Chứng minh Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh; Hòa thượng Thích Huệ Phước, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh.

Tại các điểm đến thăm, đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, thời gian qua, các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh tiếp tục diễn ra ổn định, tuân thủ pháp luật; các tổ chức tôn giáo hoạt động theo đúng Hiến chương, đường hướng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là gắn bó, đồng hành cùng dân tộc.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Phương, nhiều hoạt động, lễ hội tín ngưỡng, lễ hội tôn giáo thu hút đông đảo chức sắc, chức việc, tín đồ, nhân dân tham gia; thực hiện đảm bảo các quy định của pháp luật. Các tổ chức, cơ sở tôn giáo tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, hoạt động từ thiện, nhân đạo, an sinh xã hội, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tại các địa bàn trọng điểm về tôn giáo trên địa bàn tỉnh chưa có các vụ việc phức tạp, gây ảnh hưởng đến vấn đề an ninh, trật tự tại địa phương.

Đối với các hoạt động của Giáo hội Phật giáo, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện, các cơ sở tổ đình, tự viện, tịnh thất… tổ chức tốt các sự kiện, lễ hội, hoạt động Phật sự; giải quyết kịp thời, đúng quy định các thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, góp phần đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho nhân dân, chưa phát sinh vấn đề nổi bật về an ninh trật tự tại địa phương.

Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp tích cực của các chức sắc, tăng ni, tín đồ phật tử đối với sự nghiệp xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh-quốc phòng, an sinh xã hội tại địa phương; đồng thời, mong muốn các chức sắc, tăng ni, phật tử tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, truyền thống sống “Tốt đời - đẹp đạo”, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, góp phần xây dựng tỉnh ngày càng ổn định, phát triển bền vững.

Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Văn Phương đã gửi lời chúc đến các vị đại lão Hòa thượng có một mùa Phật đản an lành, phật sự viên thành, đạo pháp trường tồn, sống tốt đời đẹp đạo, cùng với các cấp chính quyền, đồng bào phật tử và nhân dân tỉnh nhà thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Văn Phương thăm, chúc mừng Hòa thượng Thích Huệ Phước. (ảnh: NM)

Các vị Hòa thượng đã cảm ơn lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương đã tạo điều kiện để các hoạt động Phật giáo diễn ra đúng tôn chỉ mục đích, tuân thủ các quy định của pháp luật, của địa phương…; đồng thời khẳng định, sẽ tiếp tục vận động tăng ni, phật tử thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, tích cực tham gia các phong trào thi đua phát triển kinh tế, văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự, góp phần cùng với tỉnh xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian tới.

{"posts_per_page":"15","paged":"","post_type":"job","post_status":"publish","order":"DESC","orderby":"date","meta_key":"jobsearch_field_job_publish_date","fields":"ids","meta_query":[[{"key":"jobsearch_field_job_publish_date","value":1733937727,"compare":"<="},{"key":"jobsearch_field_job_expiry_date","value":1733937727,"compare":">="},{"key":"jobsearch_field_job_status","value":"approved","compare":"="},{"key":"jobsearch_job_employer_status","value":"approved","compare":"="}]]}

Nhân viên tư vấn giáo dục là người giải đáp thắc mắc của khách hàng và đưa ra lời khuyên về các giải pháp tốt nhất. Họ luôn theo sát với khách hàng trong toàn bộ quá trình mua sản phẩm, hỗ trợ thông tin về sản phẩm giáo dục mà khách hàng quan tâm. Bên cạnh đó những công việc như Nhân viên tư vấn bán hàng, Nhân viên tư vấn tuyển sinh, Nhân viên tư vấn bảo hiểm, Nhân viên tư vấn khóa học,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.