Thanh Tra Chuyên Ngành Giáo Dục

Thanh Tra Chuyên Ngành Giáo Dục

Diễn đàn sử dụng mã nguồn XenForo™ ©2011-2023 XenForo Ltd.

Diễn đàn sử dụng mã nguồn XenForo™ ©2011-2023 XenForo Ltd.

Từ vựng tiếng Nhật về các môn học

1. 学科 科目・課目: Môn học 2. 必修科目: Môn học bắt buộc 3. 選択科目    : Môn học tự chọn 4. 芸術: Nghệ thuật 5. 古典: Ngôn ngữ, văn học và lịch sử Hy Lạp 6. 演劇: Điện ảnh 7. 美術: Mỹ thuật 8. 歴史学: Lịch sử 9. 美術史: Lịch sử nghệ thuật 10. 文学: Văn học 11. 現代語: Ngôn ngữ hiện đại 12. 音楽: Âm nhạc 13. 哲学: Triết học 14. 神学、神学理論: Thần học 15. 天文学: Thiên văn học 16. 生物学: Sinh học 17. 化学: Hóa học 18. コンピューター科学: Khoa học máy tính 19. 歯科医学: Nha khoa 20. 工学: Kỹ thuật 21. 地質学: Địa chất học 22. 医学: Y học 23. 物理学/物理: Vật lý 24. 獣医学: Thú y học 25. 考古学: Khảo cổ học 26. 経済学: Kinh tế học 27. メディア研究: Nghiên cứu truyền thông 28. 政治学: Chính trị học 29. 心理学: Tâm lý học 30. 社会科: Nghiên cứu xã hội 31. 社会学: Xã hội học 32. 会計: Kế toán 33. 建築学: Kiến trúc học 34. ビジネス研究: Kinh doanh học 35. 地理学: Địa lý 36. デザインと技術: Thiết kế và công nghệ 37. 法学: Luật 38. 数学: Môn toán 39. 看護学: T tá học 40. 体育: PE (viết tắt của physical education) 41. 宗教学: Tôn giáo học 42. 性教育: Giáo dục giới tính 43. 科学: Khoa học 44. コンピュータ科学、コンピュータ・サイエンス: Khoa học máy tính 45. 地球科学/ 地学: Khoa học trái đất 46. 自然科学 ナチュラルサイエンス/ 理科: Khoa học tự nhiên 47. 応用科学: Khoa học ứng dụng 48. 宇宙科学: Khoa học vũ trụ 49. 科学研究: Nghiên cứu khoa học 50. 算数: Môn số học

Nhiều từ vựng phải không các bạn? Hãy luyện tập cùng bạn bè để có thể học thuộc nhanh hơn nhé!

Xem thêm: Mẫu câu cho phép và không cho phép trong tiếng Nhật

Bộ GD-ĐT vừa ban hành kết luận thanh tra Công ty TNHH một thành viên Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam.

Theo đó, Thanh tra Bộ GD-ĐT đã chỉ ra nhiều thiếu sót, sai phạm trong các hoạt động của đơn vị này.

Cụ thể, NXB Giáo dục Việt Nam được tổ chức theo mô hình Hội đồng thành viên (HĐTV), tuy nhiên, trong năm 2015, nhiều nội dung nghị quyết của HĐTV được ban hành không thống nhất với biên bản cuộc họp, không rõ cơ sở ban hành; một số nội dung thảo luận, được biểu quyết nhất trí 100% thông qua, ghi trong biên bản họp nhưng không được đưa vào nghị quyết của HĐTV.

Đáng chú ý, ông Mạc Văn Thiện, thời gian giữ chức Chủ tịch HĐTV đã kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) và ủy viên HĐQT tại ba công ty thành viên, vi phạm Luật Doanh nghiệp.

Đối với ông Vũ Văn Hùng, khi làm Tổng Giám đốc chưa thực hiện việc ký các văn bản bổ nhiệm cán bộ theo thẩm quyền; chưa báo cáo với Bộ GD-ĐT các thiếu sót, hạn chế trong thực hiện mối quan hệ giữa HĐTV với Tổng Giám đốc…

Việc tuyển dụng, ký hợp đồng lao động, thực hiện chế độ tiền lương của NXB Giáo dục Việt Nam cũng có nhiều sai phạm.

Qua kiểm tra 11 hồ sơ tuyển dụng hai năm 2015 và 2016 cho thấy, công ty này chưa thực hiện đúng quy chế tuyển dụng, bổ nhiệm như: không thông báo tuyển dụng theo quy định; Chủ tịch HĐTV ký một số văn bản trái quy định, không đúng thẩm quyền.

Ngoài ra, kiểm tra 21 hồ sơ bổ nhiệm tại NXB Giáo dục Việt Nam và các đơn vị trực thuộc, từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2016, có 13 quyết định bổ nhiệm được Chủ tịch HĐTV ký không đúng thẩm quyền…

Đối với công tác quản lý tài chính, theo kết luận thanh tra, tại thời điểm 31/12/2015, NXB Giáo dục Việt Nam có vốn đầu tư tại 54 công ty với tổng giá trị 548,4 tỷ đồng.

Trong đó, có 18 công ty (vốn đầu tư hơn 192,1 tỷ đồng) hoạt động không hiệu quả, không có cổ tức để chi trả. Tại thời điểm 31/12/2016, NXB Giáo dục Việt Nam có vốn đầu tư tại 52 công ty, với tổng giá trị đầu tư hơn 546,5 tỷ đồng thì có 17 công ty (vốn đầu tư hơn 178,4 tỷ đồng) không chi trả cổ tức. Như vậy, việc góp vốn đầu tư của NXB Giáo dục Việt Nam vào nhiều công ty không hiệu quả, có những công ty hoạt động thua lỗ trong nhiều năm.

Đáng chú ý, thực hiện đề án tái cơ cấu, NXB Giáo dục Việt Nam đã tăng vốn đầu tư tại một số công ty trái với quyết định của Bộ GD-ĐT. Trong đó, tăng vốn cao hơn mức được phê duyệt tại: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Phương Nam, từ 16,6 tỷ đồng lên 20 tỷ đồng; Công ty cổ phần Dịch vụ xuất bản giáo dục Hà Nội, từ 6,3 tỷ đồng lên 7,188 tỷ đồng. Công ty cổ phần Mỹ thuật và Truyền thông phải giữ nguyên vốn góp 5,1 tỷ đồng thì lại được NXB Giáo dục Việt Nam tăng thêm 4,712 tỷ đồng.

Đáng chú ý, Công ty cổ phần Sách thiết bị trường học Tiền Giang phải thực hiện thoái vốn thì NXBGD Việt Nam lại tăng vốn 0,274 tỷ đồng. Trong khi đó, Công ty cổ phần Sách giáo dục Hà Nội phê duyệt tăng vốn 30,8 tỷ đồng nhưng chỉ tăng 17,1 tỷ đồng; Công ty cổ phần Đầu tư phát triển giáo dục Hà Nội phê duyệt tăng 19 tỷ đồng nhưng chỉ tăng 5,1 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong công tác thoái vốn, năm 2015 theo kế hoạch phải thoái vốn tại 36 công ty, nhưng đến 31/12/2016 vẫn còn 32 công ty chưa thực hiện thoái vốn thành công. Việc thực hiện thoái vốn chậm có nguyên nhân do nội dung nghị quyết HĐTV lần thứ chín năm 2015 trái với đề án đã được phê duyệt.

Trong quản lý, đầu tư dự án xây dựng trụ sở làm việc NXB Giáo dục tại số 104 Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM, NXB Giáo dục Việt Nam không trình Bộ GD-ĐT phê duyệt theo quy định.

Quá trình triển khai dự án, NXB Giáo dục Việt Nam đã chấp thuận để hai công ty con góp vốn vào kinh doanh bất động sản; phê duyệt đầu tư 50 tỷ đồng xây dựng tòa nhà văn phòng 10 tầng, khi thời hạn được giao sử dụng đất chỉ còn bảy năm. Mặt khác, công trình thuộc dự án lại cho thuê toàn bộ; quá trình giao đơn vị ký hợp đồng lòng vòng, thiếu minh bạch…

Đối với dự án xây dựng công trình hỗn hợp cao tầng trên toàn bộ diện tích sàn sử dụng 5.619,5 m2 tại 187B Giảng Võ, quận Đống Đa (Hà Nội), năm 2008, NXB Giáo dục Việt Nam ký hợp đồng nguyên tắc với Công ty cổ phần Xây dựng sông Hồng để hợp tác thực hiện. Sau đó, NXB Giáo dục Việt Nam ký hợp đồng liên doanh với Công ty cổ phần Xây dựng sông Hồng và hai công ty khác để thành lập Công ty cổ phần Đầu tư IP Việt Nam (Công ty IP) vốn điều lệ 100 tỷ đồng, để đầu tư dự án trên (NXBGD Việt Nam góp vốn 41%, do ông Mạc Văn Thiện làm Chủ tịch HĐQT).

Sau đó, NXB Giáo dục Việt Nam ký với Công ty IP hợp đồng thỏa thuận nhận 95 tỷ đồng để thực hiện di dời, bàn giao mặt bằng đất của dự án. Tuy nhiên, sau gần mười năm triển khai dự án vẫn chưa được khởi công, NXB Giáo dục Việt Nam chưa nhận được đủ số tiền theo thỏa thuận nhưng lại phải đi thuê văn phòng làm việc bằng vốn đi vay; việc góp vốn, nhận ủy thác góp vốn, chuyển nhượng lòng vòng trong các công ty con…

Cùng với thiếu sót, sai phạm nêu trên, Công ty Đầu tư tài chính Thiên Hóa (Công ty Thiên Hóa) được thành lập năm 2009, có vốn điều lệ 200 tỷ đồng (vốn góp của NXBGD Việt Nam là hơn 68,7 tỷ đồng), đến năm 2011 có nghị quyết giải thể.

Tuy nhiên, NXB Giáo dục Việt Nam vẫn đầu tư hơn 13,7 tỷ đồng vào để mua cổ phần của các cá nhân. Ông Mạc Văn Thiện làm Chủ tịch HĐQT Công ty Thiên Hóa đồng thời lại là đại diện NXBGD Việt Nam ký nhiều hợp đồng vay vốn với chính Công ty Thiên Hóa, số tiền hơn 136,3 tỷ đồng, lãi suất trung bình 15%/năm.

Ngoài ra, theo nghị quyết của HĐQT, ngày 9/1/2010, ông Mạc Văn Thiện đã ký quyết định cho bà Huỳnh Thị Thanh Hiền vay 14 tỷ đồng, thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và khách sạn số 38 Hoàng Diệu, TP Đà Nẵng nhưng sau đó lại phê duyệt cho bà Hiền mượn lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (không thông qua HĐQT) dẫn đến việc không thu hồi được khoản vay của bà Hiền hơn 15,5 tỷ đồng (cả gốc và lãi).

Ngày 10/1/2017, Bộ GD-ĐT có Công văn số 79/BGDĐT-KHTC gửi NXB Giáo dục Việt Nam tạm dừng mua sắm, thanh lý, nhượng bán tài sản, chuyển nhượng vốn đầu tư, thoái vốn đầu tư. Ngày 11/1/2017, Công ty Đầu tư tài chính giáo dục (công ty thành viên của NXB Giáo dục Việt Nam) và các đơn vị vẫn bán ba lô đất ở Đà Nẵng với giá trị hơn 42,5 tỷ đồng. Theo kết luận thanh tra, việc ông Mạc Văn Thiện, Chủ tịch HĐTV chỉ đạo bán ba lô đất tại cuộc họp HĐTV trước đó không đúng thẩm quyền; ngày 13/1 vẫn ký công văn báo cáo Bộ GD-ĐT chưa có thông tin về việc bán ba lô đất trên...

Với hàng loạt những sai phạm, kết luận thanh tra của Bộ GD-ĐT khẳng định trách nhiệm thuộc ông Ngô Trần Ái, nguyên Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc; ông Mạc Văn Thiện, nguyên Chủ tịch HĐTV; ông Vũ Văn Hùng, nguyên Tổng Giám đốc; và một số thành viên HĐTV, Phó Tổng Giám đốc NXBGD Việt Nam…

Kết luận thanh tra đã kiến nghị kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, tổ chức liên quan các sai phạm nói trên.

Đại học trực tuyến FUNiX và Hệ thống Giáo dục HOCMAI tổ chức hội thảo triển khai chương trình giáo dục phổ thông môn tin học.

Con tốt nghiệp không kiếm được việc, Tạ Linh hối hận bởi quyết định của mình 7 năm về trước.

Số lượng tổ hợp xét tuyển nhiều, lại bỏ qua môn các môn cơ bản khiến chất lượng đầu vào đại học không đồng đều, tỷ lệ bỏ học cao.

Việc quy hoạch hệ thống trường sư phạm là cấp bách, nhưng theo hướng tập trung vào đại học sư phạm trọng điểm là không nên.

Trẻ cần được học cách quan tâm đến người khác, thể hiện lòng nhân ái ngay khi còn rất nhỏ.

Các nhà quản lý ở quốc gia tiên tiến bậc nhất về giáo dục từng đau đầu tìm cách đổi mới, xây dựng niềm vui học tập cho học sinh.

Đặc điểm học để thi cử, tâm lý thích học tự nhiên và có thể được ôn luyện từ trước... là những lý do chuyên gia giáo dục giải thích cho xếp hạng PISA cao của Việt Nam.

Đánh giá cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân mới Bộ Giáo dục đề xuất chưa có nội dung nào cải cách đáng kể, TS Lương Hoài Nam cho rằng Bộ đã không cầu thị tiếp thu những góp ý của người dân.

Dù còn một vài điểm chưa phù hợp, song các nhà giáo đều cho rằng dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới đã đi đúng hướng, phù hợp với triết lý giáo dục hiện đại, giúp mỗi học sinh phát huy được khả năng của mình.

Cho rằng tăng một năm giáo dục cơ bản không giải quyết được vấn đề phân luồng, trong khi giảm một năm THPT lại gây nhiều hệ luỵ, các chuyên gia giáo dục không đồng tình với đề xuất mà Bộ GD&ĐT vừa đưa ra.

14h ngày 18/6, 4 đại diện của hệ thống trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring sẽ tư vấn cho độc giả những thắc mắc khi lựa chọn chương trình và phương pháp học theo chuẩn Mỹ tại trường song ngữ Việt Nam.

Con gái tôi 5 tuổi, đang học mẫu giáo. Cách đây vài hôm, con kể với mẹ một bạn trai ở lớp sờ vào ti con rồi bảo là “tớ thích bạn”.

Được bác bảo vệ chỉ cho xem cảnh cô con gái 6 tuổi của mình đang nhét thỏi son trên kệ siêu thị vào túi áo, chị Đào vừa kinh ngạc vừa giận tái mặt.

Bé cầm bất cứ vật gì cũng bằng tay trái. Tôi lo việc thuận tay trái sẽ không tốt cho sự phát triển cũng như sinh hoạt của cháu sau này.