Thị Trường Khách Hàn Quốc Đến Việt Nam

Thị Trường Khách Hàn Quốc Đến Việt Nam

Trong những năm gần đây, hợp tác du lịch Việt Nam - Hàn Quốc được thúc đẩy, phát triển mạnh mẽ, hai bên phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch để tăng cường quản lý chất lượng chương trình du lịch, bảo đảm quyền lợi cho khách. Đồng thời, phối hợp quản lý chặt chẽ các đoàn khách giúp khách du lịch “đi đến nơi, về đến chốn”.

Trong những năm gần đây, hợp tác du lịch Việt Nam - Hàn Quốc được thúc đẩy, phát triển mạnh mẽ, hai bên phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch để tăng cường quản lý chất lượng chương trình du lịch, bảo đảm quyền lợi cho khách. Đồng thời, phối hợp quản lý chặt chẽ các đoàn khách giúp khách du lịch “đi đến nơi, về đến chốn”.

Quy định nhập cảnh cho khách du lịch Hàn Quốc tới Việt Nam

Hiện nay khi người nước ngoài nói chung và người Hàn Quốc nói riêng nhập cảnh vào Việt Nam sẽ không còn phải thực hiện:

Như mọi du khách vẫn phải thực hiện các quy định về phòng chống dịch của Việt Nam:

Người nước ngoài hoặc công dân Hàn Quốc muốn xin visa du lịch, visa công tác, thị thực làm việc, xin giấy phép lao động hoặc gia hạn visa, giấy phép lao động, công văn nhập cảnh… nhanh chóng, chuyên nghiệp và uy tín hãy liên hệ ngay với bộ phận tư vấn và cung cấp dịch vụ của VISAQ theo thông tin:

Cách xin thị thực điện tử Việt Nam

Vì đăng ký trên hệ thống online, nên người Hàn Quốc có thể đăng ký ở bất cứ nơi nào có mạng internet và đáp ứng các yêu cầu về thủ tục như sau.

Đăng ký thị thực điện tử tại trang web: https://evisa.xuatnhapcanh.gov.vn/vi_VN/trang-chu-ttdt

Chú ý về evisa du lịch Việt Nam:

Do đặc thù của evisa Việt Nam như trên sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến thời gian đi lại của công dân Hàn Quốc khi muốn ở lại Việt Nam lâu và nhập xuất cảnh nhiều lần Việt Nam. Nên với những người Hàn Quốc muốn ở lại lâu hơn 15 ngày được miễn thị thực thì phần lớn sẽ chọn 2 cách còn lại là xin visa Việt Nam khi đến hoặc xin visa Việt Nam dán giấy tại đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc.

Bảo lãnh xin thị thực khi đến cho khách du lịch Hàn Quốc tới Việt Nam

Loại visa này được công ty hoặc cá nhân ở Việt Nam bảo lãnh thực hiện xin công văn nhập cảnh cho người Hàn Quốc. Có công văn này người Hàn Quốc nhận visa Việt Nam tại sân bay hoặc cửa khẩu nhập cảnh.

Người Hàn Quốc cần có giấy tờ sau để nhập cảnh:

Đối với người Hàn Quốc tới Việt Nam du lịch kết hợp làm việc thì thủ tục xem tại đây.

Xin thị thực du lịch trực tiếp tại đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc

Yêu cầu hồ sơ xin thị thực du lịch Việt Nam gồm có:

Chú ý: Phải đặt lịch hẹn với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc trước khi đến. Đặt lịch hẹn online làm thủ tục trên trang https://vnembassy.setmore.com.

Chú ý: Tất cả các loại phí xin visa Việt Nam có thể thay đổi theo quy định của Chính phủ Việt Nam tại từng thời điểm hoặc từng quốc gia khác nhau.

Miễn thị thực do du khách Hàn Quốc vào Việt Nam du lịch hiện nay không được gia hạn, chính sách có thể thay đổi và chúng tôi sẽ cập nhật ngay khi có thông báo mới.

Tư vấn miễn thị thực cho khách du lịch Hàn Quốc tới Việt Nam

Chuyên viên chuyên nghiệp, nhanh chóng, đảm bảo 100% kết quả về các dịch vụ thị thực nhập cảnh du lịch, công tác, đầu tư, lao động, làm việc, tư vấn 24/7 kể cả ngày nghỉ lễ tết hay cuối tuần. Chi phí rẻ và tiết kiệm, với các doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi được xuất hóa đơn VAT và hỗ trợ thanh toán linh hoạt nếu cần.

Lượng người Hàn Quốc đến Việt Nam năm 2023 chiếm gần 30% tỉ lệ khách quốc tế.

Khách Hàn Quốc đến Việt Nam du lịch nhiều nhất năm 2023

Theo thông tin từ Tổng cục Du lịch Việt Nam (VNAT), Việt Nam đón 12,6 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2023. Đáng chú ý, Hàn Quốc và Trung Quốc là hai quốc gia gửi khách nhiều nhất tới nước ta.

Theo thống kê, nhóm du khách lớn nhất đến Việt Nam đến từ khách Hàn Quốc với 3,6 triệu người, chiếm thị phần 28%. Trong khi đó, có 1,7 triệu lượt khách Trung Quốc đến Việt Nam xếp ở vị trí thứ 2. Chỉ riêng lượng người Hàn Quốc và Trung Quốc đến Việt Nam du lịch chiếm 42% tỉ lệ khách quốc tế.

Ngoài ra, 3 quốc gia gửi khách nhiều tiếp theo ở Việt Nam lần lượt đến từ Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ và Nhật Bản.

Tổng cục Du lịch báo cáo lượng khách nước ngoài đến Việt Nam phục hồi 70% so với năm 2019, khi đại dịch COVID-19 chưa bùng phát. Tuy nhiên, lượng khách từ Trung Quốc mới đạt tỉ lệ phục hồi 30%, còn Nga là 19%.

Khách tới từ Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Indonesia cũng có tín hiệu phục hồi ổn định. Đồng thời, dấu hiệu tích cực cũng đến từ thị trường chính ở châu Âu, điển hình như Tây Ban Nha, Đức, Anh và Pháp.

Năm nay, Việt Nam đặt mục tiêu đón 17-18 triệu lượt khách quốc tế và phục vụ 110 triệu lượt khách nội địa. Tổng doanh thu du lịch được nhắm mục tiêu khoảng 840 nghìn tỷ đồng (34,6 tỷ USD).

Đặc biệt, năm Du lịch Việt Nam – Điện Biên 2024 với 169 chương trình, sự kiện cấp quốc gia và cấp tỉnh được kỳ vọng sẽ mang đến những trải nghiệm mới mẻ cho du khách.

Năm ngoái, cả nước đạt doanh thu du lịch khoảng 678 nghìn tỷ đồng, vượt 4,3% mục tiêu đề ra.

Mới đây, Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UN WTO) và Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) dự báo du lịch toàn cầu đang trên đà phục hồi hoàn toàn vào năm 2024.

Đại diện hai tổ chức này nhận định nhu cầu của du khách quốc tế sẽ tiếp tục quay vòng, đòi hỏi các nước phải cải thiện chất lượng dịch vụ và trải nghiệm du lịch, đồng thời triển khai thêm công nghệ trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi kỹ thuật số nhằm cung cấp những sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Thông tin trên VOV, tín hiệu lạc quan còn nằm ở xu hướng lượng khách quốc tế qua các tháng đã tăng dần đều, thể hiện tín hiệu phục hồi tốt. Đáng chú ý, 6 tháng cuối năm 2023 đều có trên 1 triệu khách đến Việt Nam, trong đó tháng 12 đạt lượng khách cao nhất với 1,37 triệu lượt.

Kết thúc một năm 2023 “không đến nỗi tệ”, dù chưa đạt như kỳ vọng song du lịch Việt Nam đang có nhiều dấu hiệu khởi sắc đầy lạc quan, khi nhiều điểm đến trọng điểm như Phú Quốc, Tây Ninh, Đà Nẵng… đón nhận tin vui trong dịp

Du lịch Việt Nam trong năm 2023 có phần khởi sắc, sau một thời gian dài khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Đáng chú ý, những ngày cuối cùng năm 2023 và đầu năm 2024, tín hiệu lạc quan cho du lịch Việt Nam lại được thổi bùng, khi nhiều điểm đến kịp ghi dấu ấn bùng nổ về lượng khách.

Ấn tượng nhất là Phú Quốc, điểm đến vốn bị xem là có một năm 2023 “thất bát” nhưng đã kịp lội ngược dòng trong những ngày cuối năm 2023. Ông Huỳnh Quang Hưng, Chủ tịch UBND thành phố Phú Quốc cho biết, dịp cuối năm 2023 ghi dấu thời điểm lượng khách đến Phú Quốc tăng đột biến, đặc biệt là khách quốc tế. Bình quân một ngày, Phú Quốc đón 2.000 đến hơn 2.500 khách quốc tế, trong đó khách Hàn Quốc chiếm hơn 50%.

Trong khi đó, theo đánh giá sơ bộ của Sở Du lịch Kiên Giang, dịp Tết Dương lịch 2024, Kiên Giang đón hơn 120.000 lượt khách đến vui chơi, nghỉ dưỡng, trong đó, khách quốc tế đạt trên 15.000 lượt. Công suất sử dụng buồng phòng tại các cơ sở lưu trú du lịch đạt 63,2%, tổng thu từ du lịch đạt 369 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Tây Ninh tiếp tục là ẩn số bất ngờ, khi ngày cuối cùng của năm 2023, điểm đến này đã công bố con số kỷ lục 5 triệu lượt khách đi cáp treo tới Núi Bà trong năm 2023. Thành tích này đã góp phần giúp du lịch Tây Ninh có một năm thành công rực rỡ với dấu ấn đón hơn 5,1 triệu lượt khách, đạt 102% kế hoạch, tăng 13,2% so với cùng kỳ.

Được biết, ngay trong tháng 1/2023, Tây Ninh sẽ có nhiều điều mới mẻ dành cho Phật tử và du khách bốn phương. Với Đại tượng Phật Di Lặc bằng đá sa thạch lớn hàng đầu thế giới; Thác nước nhân tạo cao nhất châu Á chảy quanh tượng Phật Di Lặc, hay Cầu Ước – cây cầu tâm linh độc đáo để du khách chiêm bái tượng Phật Di Lặc..., Tây Ninh được kỳ vọng sẽ là điểm đến hành hương thu hút đông đảo Phật tử, du khách trong năm mới.

Dự báo Phú Quốc, Tây Ninh, Đà Nẵng cũng là một “ẩn số” đáng gờm trong năm 2024, khi tiếp tục ghi những dấu ấn tăng trưởng đáng nể trong năm 2023. Theo báo cáo của Sở Du lịch, tổng lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ dự kiến cả năm 2023 đạt hơn 7,4 triệu lượt, tăng gấp 2 lần so với năm 2022; trong đó khách quốc tế đạt hơn 2 triệu lượt, tăng gấp 4 lần; khách nội địa đạt hơn 5,4 triệu lượt, tăng 69% so với năm 2022.

Vừa qua, dịp Noel và Tết Dương lịch 2024 (23/12/2023 - 1/1/2024), khách đến Đà Nẵng ước đạt 261.000 lượt, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2023. Riêng trong 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch 2024, tổng số chuyến bay quốc tế và nội địa đến Đà Nẵng ước đạt 434 chuyến, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Có nhiều lý do dẫn đến kết quả ấn tượng của các điểm đến này, tuy nhiên có thể dễ dàng nhận thấy một trong các “mẫu số chung” của sự phục hồi và tăng trưởng của các địa phương này đều đến từ sự nỗ lực đầu tư sản phẩm du lịch mới.

Thông tin từ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho thấy: Trong năm 2023, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường khách lớn nhất trong năm 2023 với gần 3,6 triệu lượt (chiếm 28% tổng lượng khách).

Khu vực hồ Hoàn Kiếm luôn là điểm nhấn hấp dẫn du khách quốc tế khi đến với Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Thị trường Trung Quốc đạt 1,7 triệu lượt, xếp ở vị trí thứ 2. Như vậy là, 2 thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc chiếm 42% lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Tiếp sau là Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ và Nhật Bản đứng vị trí thứ 5.

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2023 đạt 70% so với năm 2019. Xét theo châu lục, thị trường khách từ châu Đại dương và châu Mỹ có mức phục hồi tốt nhất (99% và 93%); châu Âu (67%) và châu Phi (63%) phục hồi chậm. Châu Á mới đạt 68%.

Tuy vậy, thị trường truyền thống Trung Quốc mới đạt tỷ lệ phục hồi 30%. Ở thời điểm trước dịch, thị trường này chiếm gần 1/3 tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Cùng với đó, thị trường Nga mới đạt 19% so với năm 2019. Một thị trường quan trọng khác của Việt Nam ở châu Á là Nhật Bản mới đạt mức 62%.

So với năm 2019, Nga và Anh không còn nằm trong 10 thị trường hàng đầu Việt Nam, thay vào đó là Campuchia và Ấn Độ với sự tăng trưởng đột phá trong năm qua.

Một số thị trường lớn có mức độ phục hồi rất tốt như Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Indonesia. Đặc biệt, một số thị trường Đông Nam Á thậm chí đã cao hơn so với thời điểm trước dịch. Ở Nam Á, thị trường Ấn Độ cũng có sự phục hồi ấn tượng. Tín hiệu lạc quan cũng đến từ các thị trường chính ở châu Âu, trong đó Tây Ban Nha phục hồi tốt nhất, sau đó là Đức, Anh và Pháp. Đây cũng là 3 thị trường khách lớn nhất đến Việt Nam ở châu Âu. Trong số các thị trường Đông Nam Á thì khách Thái Lan đứng đầu, sau đó là Malaysia, Campuchia.

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam chia sẻ: Theo dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) và Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC), hoạt động du lịch quốc tế có thể phục hồi hoàn toàn vào cuối năm 2024, ngang bằng với năm 2019. Tuy nhiên mức độ phục hồi vẫn không đồng đều ở các khu vực. Nhu cầu của du khách quốc tế liên tục thay đổi, đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, trải nghiệm, tính đa dạng và độc đáo. Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số sẽ thúc đẩy hình thành các cách thức du lịch mới; quá trình khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong hoạt động du lịch sẽ ngày một rõ nét.

Năm 2024, ngành du lịch Việt Nam phấn đấu đón từ 17-18 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ 110 triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 840.000 tỷ đồng. Đặc biệt, Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 với 169 chương trình, sự kiện cấp quốc gia, cấp tỉnh với sự tham gia của 33 tỉnh, thành phố, hứa hẹn sẽ đem lại nhiều trải nghiệm, khám phá mới.

Trong năm 2023, du lịch được coi là điểm sáng, có sự bứt phá tích cực, đóng góp quan trọng trong tăng trưởng kinh tế - xã hội đất nước.Toàn ngành đón trên 12,5 triệu lượt khách quốc tế, vượt 57% so với mục tiêu ban đầu và đạt mục tiêu đã điều chỉnh (12-13 triệu lượt). Khách  đội địa đạt trên 108 triệu lượt, vượt 6% so với kế hoạch. Tổng thu từ du lịch ước đạt trên 672.000 tỷ đồng, vượt 4,3%. Đáng chú ý, 6 tháng cuối năm 2023 đều đón trên 1 triệu khách đến Việt Nam/tháng, riêng tháng 12 đạt lượng khách cao nhất với 1,37 triệu lượt.

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cũng cho biết, các hoạt động, sự kiện du lịch diễn ra sôi động trên cả nước, tạo nội lực tăng trưởng, phục hồi cả thị trường nội địa, quốc tế. Hệ thống sản phẩm du lịch liên tục được làm mới nhằm tăng sức hấp dẫn, khả năng cạnh tranh cho du lịch Việt Nam. Các địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội du lịch tăng cường liên kết triển khai nhiều hoạt động quảng bá, kích cầu du lịch...