Thực Tập Sinh Chuyển Qua Du Học Sinh Tại Nhật

Thực Tập Sinh Chuyển Qua Du Học Sinh Tại Nhật

Từ trước đến nay, thực tập sinh sau khi kết thúc hợp đồng 3 năm tại công ty. Bắt buộc đều phải về nước tối thiểu 1 năm thì mới có thể quay trở lại Nhật theo các diện Visa khác, đặc biệt là visa du học sinh. Tuy nhiên, để có thể thuận lợi cũng như tiện cho các thực tập sinh thì chính phủ Nhật Bản đã ra quy định mới là thực tập sinh có thể chuyển sang visa du học sinh trực tiếp tại Nhật mà không cần phải về nước được bắt đầu áp dụng từ tháng 6/ 2021.

Từ trước đến nay, thực tập sinh sau khi kết thúc hợp đồng 3 năm tại công ty. Bắt buộc đều phải về nước tối thiểu 1 năm thì mới có thể quay trở lại Nhật theo các diện Visa khác, đặc biệt là visa du học sinh. Tuy nhiên, để có thể thuận lợi cũng như tiện cho các thực tập sinh thì chính phủ Nhật Bản đã ra quy định mới là thực tập sinh có thể chuyển sang visa du học sinh trực tiếp tại Nhật mà không cần phải về nước được bắt đầu áp dụng từ tháng 6/ 2021.

Điều kiện để chuyển đổi từ Visa thực tập sinh sang du học sinh

Trên đây là thông tin điều kiện và thủ tục chuyển đổi visa Thực tập sinh sang du học sinh. Hi vọng phần chia sẻ này đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn chuẩn bị và hoàn thiện thủ tục nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Follow fanpage GoEMON - Cuộc sống ở Nhật để cập nhật nhanh chóng những chia sẻ hữu ích về cuộc sống đời thường ở Nhật Bản nhé!

Tham gia đi chương trình thực tập sinh Nhật Bản hay đi du học Nhật là một câu hỏi rất lớn đối với hầu hết các bạn có định hướng tìm kiếm thu nhập, học tập và làm việc tại Nhật Bản. Thực tập sinh và du học sinh Nhật Bản có gì khác biệt? Đó là câu hỏi được nhiều người quan tâm trong thời gian vừa qua. Vậy ý nghĩa thực sự của nó là gì,

Đi thực tập sinh Nhật Bản không phải là đi thực tập, hay đi học mà bản chất là đi lao động, mọi người có cơ hội cọ sát với chuyên môn và củng cố tay nghề, để nâng cao kỹ năng sau khi trở về nước làm việc.

Đây là hình thức duy nhất đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Phần đa là các công ty Nhật Bản chỉ tuyển lao động phổ thông, còn lại là lao động có tay nghề như: hàn, tiện, phay, bào, dệt may,…

Chính phủ Nhật Bản có quy định là không tiếp nhận lao động nước ngoài nhập cảnh, muốn làm việc tại Nhật Bản thì lao động phổ thông chỉ có con đường duy nhất là đi theo chương trình phái cử, tức thực tập kỹ năng. Theo chương trình này, thực tập sinh vẫn được hưởng theo Luật lao động Nhật Bản. Hợp đồng phái cử đi làm việc tại Nhật là từ 1 năm đến 3 năm. Các bạn sẽ được đóng bảo hiểm, đảm bảo mức lương, đảm bảo sinh hoạt theo luật bảo vệ lao động nhật bản, đảm bảo chế độ làm việc 8 tiếng/ngày, 40-44h/tuần, nghỉ lễ tết, nhân hệ số thu nhập theo giờ khi tăng ca, làm thêm.

Chương trình này có ưu điểm là nhanh chóng đào tạo được nguồn nhân lực trình độ cao, có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, góp phần phát triển kinh tế cho nước nhà.

Như vậy thực tập sinh Nhật Bản được hiểu là chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản. Thực tập sinh có cơ hội đào tạo bài bản về kiến thức chuyên môn, trau dồi kinh nghiệm nghề nghiệp, để sau khi về nước áp dụng những kỹ năng tiên tiến đó xây dựng đát nước.

Là những bạn trẻ có nhu cầu sang Nhật Bản học tập, bổ sung thêm kiến thức hiện đại, kết hợp với môi trường đào tao mà trong nước chưa có. Đặc biệt là phương pháp đào tạo ở những nước phát triển có phần cải tiến, giúp sinh viên tăng cường được tính năng động. Thực hành nhiều hơn lý thuyết nên du học sinh Nhật Bản được trải nghiệm và đưa ra sáng kiến của mình ngay khi mới đi làm.

Đi du học, đơn thuần là đi học. Việc làm thêm chỉ để có thêm tài chính giảm bớt gánh nặng kinh tế gia đình. Du học Nhật thì không có hệ vừa học vừa làm, chương trình du học Nhật hoàn toàn giống các nước tiên tiến khác nhưng yêu cầu về tiếng thấp hơn.

Làm việc khi đi du học không có nhiều lựa chọn, thông thường vẫn là làm quán ăn, dọn dẹp, khách sạn, cửa hàng,… Quy định của chính phủ Nhật là chỉ cho phép du học sinh được làm việc 28 tiếng/tuần (từ 4h/ngày). Những việc này là làm thêm nên có thể nghỉ bất cứ lúc nào, không có tính chất ổn định, không có chế độ khác. Thu nhập từ làm thêm khá cao, hoàn toàn có thể giúp du học sinh phần nào trang trải học phí và tiền sinh hoạt.

3. Ai nên đi du học, ai nên đi thực tập?

Cả du học và lao động tại Nhật đều cần phải học tiếng thật tốt. Nhưng đối tượng nào hợp với đi du học và đối tượng nào hợp với đi xuất khẩu lao động diện thực tâp sinh?

* Với các bạn mới tốt nghiệp cấp 3, cao đẳng, đại học có thể cân nhắc đi du học Nhật bởi cánh cửa tương lai sẽ rất rộng mở khi tiếng Nhật tốt và có bằng cấp khi về nước.Nhưng để học tiếng Nhật lại không phải chuyện dễ dàng, các bạn cần cân nhắc và liên hệ với bản thân xem mình có phù hợp không? Thời gian đầu mới sang, bạn chưa thể có việc làm ngay. Nếu có xin được thì tiếng Nhật kém cũng không thể làm lâu dài được.

Khi sang bên Nhật, bắt buộc tài chính của gia đình bạn phải sẵn có để đóng học ở trường. Và cần lựa chọn chỗ ở phù hợp vì chi phí sinh hoạt, ăn ở thường rất cao.

* Với những bạn có mục tiêu sang Nhật kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình thì nên tìm hiểu về các chương trình đi xuất khẩu lao động theo diện thực tập sinh nhật bảnBởi khi bạn đi thực tập sinh Nhật Bản, một phần cuộc sống của bạn bên Nhật được công ty lo, bạn chỉ cần cố gắng về công việc. Đi làm có tiền và sẽ phụ giúp được gia đình của bạn ở Việt Nam. Nếu bạn ở độ tuổi cao từ 23 tuổi trở lên thì khả năng học tiếng kém, bạn lựa chọn con đường này sẽ tốt hơn.

- Thu nhập thông thường của chương trình này là khoảng trên 20 triệu / tháng.- Nếu chăm chỉ và tích lũy thì sau 3 năm bạn có thể kiếm được số tiền lên tới 700 triệu.

Khi đi lao động Nhật Bản theo chương trình thực tập sinh kỹ năng, người lao động phải nhận thức rõ quy trình tuyển chọn chung và riêng của công ty khi tham gia. Hạn chế đi nghe theo người này người kia đứng ra đảm bảo, nên chọn công ty lớn, uy tín.

4. Lời khuyên cho các bạn khi đang đứng giữa 2 sự lựa chọn

– Chương trình du học khá đơn giản khi làm hồ sơ giấy tờ, tuy nhiên cần sự hợp tác và khéo léo giữa công ty và gia đình khi phỏng vấn xin visa, gia đình và sinh viên nếu hiểu rõ thì khá đơn giản. Học viên nên chú ý đến những gì công ty nhắc nhở và hướng dẫn

– Với chương trình thực tập sinh nhật bản, chọn đúng công ty là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thời gian, chi phí và khả năng đi của người lao động. Cần hết sức cảnh giác khi chọn công ty, và đặc biệt không nên nghe cá nhân nào đứng ra đảm bảo hoặc cam kết chắc chắn bởi bản chất chương trình không thể chắc chắn là đi được ngay vì phụ thuộc vào xí nghiệp tuyển chọn. Trực tiếp xí nghiệp Nhật sang Việt Nam để tuyển chọn lao động, tất nhiên những ai có ngoại hình, bằng cấp, tay nghề, thể lực, tuổi trẻ sẽ có những lợi thế riêng khi tham gia. Khi tham gia và chọn lựa 1 trong 2 chương trình đi Nhật Bản này các bạn đều biết phí tham gia mà các công ty của người lao động còn tương đối cao do vậy mỗi người khi định hướng tham gia nên cân nhắc kỹ tài chính để tham gia, tránh gây khó khăn cho gia đình, áp lực cho bản thân.

Theo số liệu Chính phủ Nhật Bản, số lượng này đã đạt mức kỷ lục 9.753 người trong năm 2023, chủ yếu do điều kiện làm việc kém và nhiều nguyên nhân khác.

Tòa nhà trụ sở của Bộ Tư pháp Nhật Bản tại Tokyo. (Nguồn: Kyodo News)

Chương trình thực tập kỹ thuật của Nhật Bản hiện đang quy định, trong ba năm đầu, người lao động không được phép chuyển nơi làm việc vì họ phải phát triển kỹ năng trong lĩnh vực đã chọn. Tuy nhiên, chương trình có ngoại lệ cho phép chuyển việc trong những trường hợp "bất khả kháng".

Theo đó, Cơ quan Dịch vụ Di trú Nhật Bản sẽ sửa đổi các hướng dẫn để làm rõ rằng thực tập sinh có quyền chuyển việc nếu họ bị ngược đãi, quấy rối tình dục, hoặc nơi làm việc có hành vi vi phạm luật pháp và hợp đồng. Các sửa đổi này cũng cho phép những người bị quấy rối và đồng nghiệp của họ yêu cầu chuyển công tác. Trong thời gian chuyển việc, thực tập sinh sẽ được phép làm thêm bán thời gian tối đa 28 giờ mỗi tuần để trang trải chi phí sinh hoạt.

Số liệu thực tập sinh bỏ việc không thông báo giai đoạn 2013-2023. (Nguồn: Bộ Tư pháp Nhật Bản)

Số lượng thực tập sinh bỏ việc không thông báo đã tăng đều trong những năm qua, từ 5.885 người năm 2020 lên 9.006 người năm 2022 và tiếp tục tăng trong năm 2023. Đặc biệt, nhóm lao động Việt Nam chiếm phần lớn với 5.481 người, tiếp theo là Myanmar với 1.765 người và Trung Quốc với 816 người, theo Bộ Tư pháp Nhật Bản. Đáng chú ý, gần một nửa số lao động này làm việc trong ngành xây dựng.

Ngoài ra, các hướng dẫn mới sẽ có thêm điều khoản cho phép thực tập sinh chưa tìm được công việc mới có thể chuyển sang chương trình lao động tay nghề cụ thể. Trong khi chờ đợi thi lấy chứng chỉ cần thiết, họ sẽ được làm việc tạm thời dưới dạng visa hoạt động được chỉ định.

Chương trình thực tập sinh nước ngoài của Nhật Bản, được triển khai từ năm 1993, đã nhiều lần bị chỉ trích là phương tiện để nước này nhập khẩu lao động giá rẻ. Để khắc phục vấn đề này, Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch thay thế chương trình hiện tại bằng một hệ thống mới vào năm 2027, cho phép thực tập sinh chuyển việc sau một đến hai năm làm việc.

Lao động Việt Nam tại Nhật Bản được chuyển nơi làm việc thay vì bó buộc ba năm trong trường hợp bị chủ sử dụng bạo hành, quấy rối, ép làm thêm nhiều giờ.

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) vừa thông báo tới doanh nghiệp dịch vụ đưa thực tập sinh đi Nhật việc nới lỏng quy định chuyển đổi nơi làm việc. Ngày 1/11, Nhật Bản ban hành chính sách cho thực tập sinh nước ngoài được chuyển nơi làm việc trong trường hợp bất khả kháng thay vì bó buộc ba năm với công ty tiếp nhận ban đầu. Điều kiện là phải chứng minh được các tình huống này.

Trường hợp bất khả kháng theo quy định gồm: Thực tập sinh bị vi phạm nhân quyền; bị bạo hành; bị quấy rối, phải nghe lời nói thô bạo, xỉ nhục, lăng mạ, cưỡng ép, đe dọa, phụ nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ bị quấy rối. Công ty tiếp nhận phạm pháp, vi phạm hợp đồng nghiêm trọng, ác ý như bố trí công việc không đúng kế hoạch thực tập, không trả lương đầy đủ, yêu cầu thực tập sinh về nước khi chưa hết hạn hợp đồng, tịch thu hộ chiếu, thẻ cư trú, ép làm thêm giờ, làm việc ngày nghỉ lễ, không trang bị biện pháp an toàn dù công việc nguy hiểm.

Lớp đào tạo lao động Việt Nam chuẩn bị đi Nhật tại Hà Nội. Ảnh: Ngọc Thành

Thực tập sinh có thể nộp đơn đề nghị chuyển đổi nơi làm việc tới nghiệp đoàn quản lý hoặc công ty tiếp nhận kèm theo tài liệu như hình ảnh, ghi âm để chứng minh mình thuộc trường hợp bất khả kháng. Nhận được đơn, nghiệp đoàn quản lý phải tiếp nhận xử lý và báo cáo Tổ chức Thực tập kỹ năng Nhật Bản (OTIT), phản hồi kết quả cho người gửi.

Trong thời gian chuyển đổi nơi làm việc, thực tập sinh có thể làm việc tạm thời 28 giờ mỗi tuần. Trường hợp không tìm được nơi mới và muốn chuyển sang lưu trú kỹ năng đặc định thì cơ quan chức năng Nhật Bản sẽ cấp tạm thời trong lúc chờ chuyển chính thức.

Lao động đi Nhật theo diện thực tập sinh chịu sự quản lý của nghiệp đoàn nên cơ quan này phải giải thích rõ quyền lợi và quy trình chuyển chỗ cho người lao động đang trong khóa đào tạo tập trung sau khi nhập cảnh vào Nhật Bản.

Chính sách phần nào tác động đến lao động Việt Nam bởi Việt Nam hiện dẫn đầu 15 quốc gia phái cử thực tập sinh đi làm việc tại Nhật Bản với hơn 200.000 người. Người đi đông vì không yêu cầu bằng cấp, có nhiều ngành nghề để lựa chọn. Song người đi diện này chỉ được coi như học việc, nhận lương tối thiểu, không thưởng, không phụ cấp như người bản địa. Thực tập sinh cũng không được chuyển nơi khác khi công việc không phù hợp, chủ đối xử không tốt.

Chương trình Nhật Bản triển khai từ năm 1992 vì thế bị chỉ trích là nhập khẩu lao động giá rẻ, coi thực tập sinh như công nhân làm việc chân tay do nước này thiếu nhân lực trầm trọng. Do đó tháng 4/2023, Hội đồng gồm 15 chuyên gia, học giả và quan chức đứng đầu các tỉnh ở Nhật Bản đã đề xuất loại bỏ.

Liên quan đến chương trình thực tập sinh kỹ năng, Trong đó, có việc đơn giản hóa thủ tục chuyển đổi nơi thực tập cho thực tập sinh người nước ngoài khi gặp trường hợp bất khả kháng. Đồng thời, làm rõ các tình huống, hành vi được coi là trường hợp bất khả kháng.

Cụ thể, các tình huống, hành vi được coi là trường hợp bất khả kháng đã được quy định như sau: Thực tập sinh bị vi phạm nhân quyền, bị bạo hành, bị quấy rối (bị dùng lời nói thô bạo, xỉ nhục, lăng mạ, bị cưỡng ép, đe dọa, quấy rối phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ, quấy rối tình dục và lạm dụng quyền lực...).

Ngoài ra, công ty tiếp nhận có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng một cách nghiêm trọng hoặc ác ý, người lao động cũng được xác định là rơi vào trường hợp bất khả kháng. Đơn cử như việc công ty bố trí không đúng công việc, không trả lương đầy đủ, tịch thu hộ chiếu, ép làm thêm giờ kéo dài, yêu cầu làm việc vào ngày nghỉ lễ...

Về thủ tục chuyển đổi nơi thực tập, thực tập sinh có thể nộp đơn đề nghị chuyển đổi nơi thực tập tới nghiệp đoàn quản lý, hoặc công ty tiếp nhận kèm theo các tài liệu chứng minh mình thuộc “trường hợp bất khả kháng” như bản ghi âm, hình ảnh... Khi nhận được đơn, nghiệp đoàn quản lý phải tiếp nhận, xem xét, xử lý, báo cáo Tổ chức OTIT (Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế) và phản hồi kết quả cho thực tập sinh.

Đối với quy định về quản lý cư trú áp dụng cho thực tập sinh khi đang tiến hành thủ tục chuyển đổi nơi thực tập hoặc không tìm được nơi thực tập mới: Trường hợp đang tiến hành thủ tục chuyển đổi nơi thực tập, sẽ cho phép thực tập sinh làm việc tạm thời trong giới hạn 28 giờ/tuần nếu cần thiết.

Trường hợp không tìm được nơi thực tập mới và thực tập sinh mong muốn chuyển sang tư cách lưu trú kỹ năng đặc định, cơ quan chức năng Nhật Bản sẽ cấp tư cách lưu trú tạm hoạt động đặc định, để hỗ trợ chờ chuyển sang tư cách kỹ năng đặc định.

Trong khóa đào tạo tập trung sau khi nhập cảnh, nghiệp đoàn quản lý có trách nhiệm phải giải thích cho thực tập sinh hiểu về quyền được chuyển đổi nơi thực tập khi gặp trường hợp bất khả kháng. Đồng thời, hướng dẫn về các hành vi được coi là vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng, bị bạo hành... cũng như quy trình nộp đơn chuyển đổi nơi thực tập.

Việt Nam hiện dẫn đầu 15 nước phái cử thực tập sinh đi làm việc tại Nhật Bản với hơn 200.000 người. Tính đến tháng 6 năm nay, số lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản đã vượt hơn 600.000 người. Riêng năm 2023, khoảng 80.000 người Việt Nam đã sang Nhật Bản làm việc, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số nước phái cử lao động tại quốc gia này.

Người lao động Việt Nam chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo, như cơ khí, may mặc, giày da, lắp ráp điện tử, số này chiếm đến 80%; còn lại trong lĩnh vực xây dựng, nông nghiệp, thủy sản, dịch vụ.

Đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực, trong bài phát biểu nhân dịp tròn 1 năm Việt Nam và Nhật Bản nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới", Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki khẳng định: “Các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá rất cao về người lao động Việt Nam. Chúng tôi sẽ nỗ lực hoàn thiện cơ chế và cải thiện môi trường để giới trẻ Việt Nam lựa chọn Nhật Bản và để Nhật Bản tiếp tục là thị trường lao động hấp dẫn đối với giới trẻ Việt Nam".

Theo Đại sứ Ito Naoki, năm nay, Nhật Bản đã bắt đầu tổ chức các kỳ thi kỹ năng đặc định tại Việt Nam trong 5 lĩnh vực: chăm sóc điều dưỡng, nông nghiệp, bảo dưỡng ô tô, dịch vụ lưu trú, xây dựng. Ngoài ra, các kỳ thi về 2 lĩnh vực mới là phục vụ ăn uống và sản xuất thực phẩm, đồ uống dự kiến cũng sẽ được tổ chức. Hiện tại, số lượng thực tập sinh kỹ năng đặc định người Việt chiếm một nửa lao động nước ngoài ở Nhật, đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản.

"Nguồn nhân lực người Việt Nam vô cùng quan trọng, có giá trị đối với nền kinh tế và xã hội của Nhật Bản, nên chúng tôi muốn đảm bảo rằng người lao động Việt Nam có thể sống hạnh phúc hơn ở Nhật Bản" - Đại sứ Ito Naoki khẳng định.