Tình Hình Xuất Khẩu Nông Sản Năm 2021 Đến Nay Tại Mỹ Là Bao Nhiêu

Tình Hình Xuất Khẩu Nông Sản Năm 2021 Đến Nay Tại Mỹ Là Bao Nhiêu

Năm 2020, mặc dù phải gánh chịu thời tiết bất thường, thiên tai, dịch bệnh (dịch tả lợn châu Phi trên cả nước, dịch Covid-19…), nhưng nhờ đẩy mạnh áp dụng khoa học – kỹ thuật, tái cơ cấu sản xuất, ngăn ngừa kiểm soát dịch bệnh nên ngành Nông nghiệp vẫn vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện tốt “mục tiêu kép” là vừa phát triển ngành, vừa phòng, chống hiệu quả dịch bệnh. Với nhiều lợi thế về tài nguyên tự nhiên, kinh nghiệm và sự phát triển của khoa học công nghệ, Nông nghiệp Việt Nam đang có nhiều tiềm năng hơn để phát triển, trở thành ngành trọng điểm trong phát triển kinh tế đất nước. Đặc biệt, khi làn sóng dịch thứ tư bùng phát ở Bắc Giang, Bắc Ninh, đặc biệt Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, Bộ Công Thương đã cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bàn kế hoạch hợp tác trong sản xuất, cung ứng hàng hóa. Cùng Innovative Hub tìm hiểu về TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2021

Năm 2020, mặc dù phải gánh chịu thời tiết bất thường, thiên tai, dịch bệnh (dịch tả lợn châu Phi trên cả nước, dịch Covid-19…), nhưng nhờ đẩy mạnh áp dụng khoa học – kỹ thuật, tái cơ cấu sản xuất, ngăn ngừa kiểm soát dịch bệnh nên ngành Nông nghiệp vẫn vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện tốt “mục tiêu kép” là vừa phát triển ngành, vừa phòng, chống hiệu quả dịch bệnh. Với nhiều lợi thế về tài nguyên tự nhiên, kinh nghiệm và sự phát triển của khoa học công nghệ, Nông nghiệp Việt Nam đang có nhiều tiềm năng hơn để phát triển, trở thành ngành trọng điểm trong phát triển kinh tế đất nước. Đặc biệt, khi làn sóng dịch thứ tư bùng phát ở Bắc Giang, Bắc Ninh, đặc biệt Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, Bộ Công Thương đã cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bàn kế hoạch hợp tác trong sản xuất, cung ứng hàng hóa. Cùng Innovative Hub tìm hiểu về TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2021

DỰ ĐOÁN XU HƯỚNG NGÀNH NÔNG SẢN NĂM 2021

Sản xuất nông nghiệp truyền thống đang có bước chuyển mình mạnh mẽ theo xu hướng tái cấu và cách mạng hóa theo hướng bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu. Trên khắp thế giới, các nước đều có cuộc chạy đua ở nhiều tầng mức để ứng dụng các phương pháp thông minh vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất trong khi vẫn đảm bảo yếu tố an toàn. Theo ông Dhriti Satya, chuyên gia công nghệ sinh học và tạo giống, kiêm sáng lập tổ chức nông nghiệp AgriBioTechX, các xu hướng trong sản xuất nông nghiệp toàn cầu năm 2021 như sau:

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2021

Giá trị sản xuất toàn ngành trong năm ước tăng 2,75% so với năm 2019. Trong đó, nông nghiệp tăng 2,7%; lâm nghiệp tăng 2,4%; thủy sản tăng 3,3%; GDP toàn ngành dự kiến tăng 2,65%, giúp bảo đảm an ninh lương thực trong bất cứ hoàn cảnh nào. Cả năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 41,2 tỷ USD, tăng 2,5% so với năm 2019. Trong đó, các mặt hàng nông sản chính ước 18,54 tỷ USD, giảm 0,5%; thuỷ sản 8,47 tỷ USD, giảm 0,8%; lâm sản và đồ gỗ ước đạt trên 12,8 tỷ USD, tăng 13,4%.

Trong năm 2020, toàn ngành nông nghiệp tiếp tục duy trì 9 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 5 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ đạt; tôm; rau quả; hạt điều và gạo). Thặng dư thương mại toàn ngành đạt 10,4 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019. Đối với thị trường xuất khẩu, trong năm qua ngành nông nghiệp đã mở cửa các thị trường mới đối với nhiều sản phẩm xuất khẩu, như vải thiều tươi lần đầu tiên xuất khẩu chính ngạch sang Nhật Bản; chôm chôm vào Đài Loan; dâu tây và bí ngô vào New Zealand; tôm và cá tra xuất khẩu vào Brazil…

Tuy phải đối phó với những diễn biến khó lường của đại dịch COVID 19, cùng với nhiều khó khăn của gián đoạn chuỗi cung ứng và vấn đề vận chuyển quốc tế, Ngành Nông nghiệp vẫn đang từng bước phát triển với nhiều mục tiêu trọng yếu. Năm 2021, toàn ngành tập trung thực hiện quyết liệt cơ cấu lại theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; xây dựng nông thôn mới nhằm “Phát triển nền nông nghiệp thông minh, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; nông thôn mới phồn vinh, văn minh, nông dân giàu có”. Phấn đấu đạt một số chỉ tiêu: tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành đạt từ 2,7 – 3%; tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản từ 2,8 – 3,1%; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 42 tỷ USD. Với những tín hiệu tốt về xuất khẩu nông lâm thủy sản thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa ra mục tiêu mới trong năm nay đạt khoảng 45 tỷ USD, cao hơn so với chỉ tiêu Chính phủ giao 3 tỷ USD.

Cơ hội cho ngành Nông sản trên sàn Thương mại điện tử 2021

Hiện nay, việc chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam đang được đẩy mạnh. Do đó, khi tham gia vào các sàn Thương Mại Điện Tử (TMĐT) doanh nghiệp sẽ nhận được rất nhiều cơ hội. Thứ nhất, doanh nghiệp sẽ không cần chủ động tìm kiếm khách hàng vì đã có một lượng khách hàng luôn sẵn sàng mua sản phẩm trên các trang TMĐT. Tại Việt Nam, các sản phẩm lên sàn TMĐT trong nước đều được Cục xúc Tiến Thương Mại hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, gắn tem nhãn, đảm bảo minh bạch thông tin sản phẩm.

Thứ hai, việc thu hút khách hàng đến mua sản phẩm đơn giản hơn vì các sàn TMĐT hiện nay có nhiều tính năng đa dạng như livestream (một hình thức quay video trực tuyến nhằm giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng), quảng cáo từ khóa trên trang (tính năng nhằm tăng thứ hạng gian hàng trên sàn), gian hàng trực tuyến (nơi trưng bày các sản phẩm của doanh nghiệp)… và dưới sự hỗ trợ và tư vấn từ phía nhân viên của sàn. Để kinh doanh nông sản thành công trên sàn TMĐT đòi hỏi doanh nghiệp cần đầu tư vào hình ảnh, thông tin sản phẩm trên trang và trải nghiệm khách hàng tốt để tạo uy tín cho thương hiệu.

Đọc bản PREVIEW ở LINK dưới và đăng ký nhận FULL EBOOK tại: https://forms.gle/9LaJxmy621CizTna6

Theo Báo cáo của Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tình hình xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại nông lâm thủy sản năm 2023 như sau:

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 12 ước đạt 5,19 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2023 đạt 53,001 tỷ USD, giảm 1,2% so với năm 2022. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 27,14 tỷ USD, tăng 18,8%; Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi đạt 515 triệu USD, tăng 26,2%; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản đạt 8,98 tỷ USD, giảm 17,8%; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản đạt 14,39 tỷ USD, giảm 15,8%; Giá trị xuất khẩu đầu vào sản xuất đạt 1,96 tỷ USD, giảm 17,6%; Giá trị xuất khẩu muối đạt 5,9 triệu USD, tăng 22,1%.

Bảng 1. Giá trị xuất khẩu theo nhóm sản phẩm năm 2023

Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%)

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT

Trong năm 2023, châu Á (thị phần 49,2%), châu Mỹ (thị phần 22,8%) và châu Âu (thị phần 10,1%) là các khu vực tiêu thụ nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Hai khu vực còn lại gồm châu Phi (chiếm 2,1%) và châu Đại Dương (chiếm 1,5%)3 có thị phần tương đối nhỏ. Ước tổng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2023 của Việt Nam tới các thị trường chính thuộc khu vực châu Á đạt 25,91 tỷ USD, tăng 7%; châu Mỹ đạt gần 12 tỷ USD, giảm 15,9%; châu Âu đạt 5,34 tỷ USD, giảm 12,2%; châu Phi đạt 1,09 tỷ USD, tăng 27,3%; và châu Đại Dương đạt 791 triệu USD, giảm 12,6%.

Bảng 2. Tình hình xuất khẩu theo châu lục năm 2023

Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%)

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT

Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong năm 2023. Giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng 23,1% và tăng trưởng 17% so với năm 2022; xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 20,7%, giảm 16%; và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng 7,4%, giảm 8,7%.

Bảng 3. Giá trị và thị phần 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT

Xuất khẩu một số mặt hàng chính như sau:

- Cà phê: Xuất khẩu cà phê trong tháng 12 ước đạt 190 nghìn tấn với giá trị đạt 538 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê năm 2023 đạt 1,61 triệu tấn và 4,18 tỷ USD, giảm 9,6% về khối lượng nhưng tăng 3,1% về giá trị so với năm 2022.

- Cao su: Xuất khẩu cao su tháng 11 năm 2023 ước đạt 250 nghìn tấn với giá trị đạt 343 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su 11 tháng đầu năm 2023 đạt 1,87 triệu tấn và 2,51 tỷ USD, giảm 0,2% về khối lượng và giảm 14,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

- Chè: Khối lượng xuất khẩu chè tháng 12 ước đạt 15 nghìn tấn với giá trị đạt 26 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu chè năm 2023 đạt 121 nghìn tấn và 211 triệu USD, giảm 16,9% về khối lượng và giảm 10,9% về giá trị so với năm 2022.

- Gạo: Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 12 ước đạt 650 nghìn tấn với giá trị 445 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo năm 2023 đạt 8,29 triệu tấn và 4,78 tỷ USD, tăng 16,7% về khối lượng và tăng 38,4% về giá trị so với năm 2022.

- Rau quả: Giá trị xuất khẩu rau quả tháng 12 ước đạt 491 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả năm 2023 đạt 5,69 tỷ USD, tăng 69,2% so với năm 2022.

- Hạt điều: Khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 12 ước đạt 60 nghìn tấn với giá trị 327 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu hạt điều năm 2023 đạt 641 nghìn tấn và 3,63 tỷ USD, tăng 23,4% về khối lượng và tăng 17,6% về giá trị so với năm 2022.

- Hạt tiêu: Khối lượng hạt tiêu xuất khẩu tháng 12 năm 2023 ước đạt 21 nghìn tấn với giá trị 79 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu hạt tiêu năm 2023 đạt 267 nghìn tấn và 912 triệu USD, tăng 16,6% về khối lượng nhưng giảm 6% về giá trị so với năm 2022.

- Sắn và các sản phẩm từ sắn: Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tháng 12 năm 2023 ước đạt 290 nghìn tấn với giá trị 141 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn năm 2023 đạt 2,96 triệu tấn và 1,3 tỷ USD, giảm 9% về khối lượng và giảm 7,3% về giá trị so với năm 2022.

- Sản phẩm chăn nuôi: Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi trong tháng 12 ước đạt 60 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi năm 2023 đạt 515 triệu USD, tăng 26,2% so với năm 2022. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 132 triệu USD, tăng 24,1%; xuất khẩu thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 157 triệu USD, tăng 36,3%.

- Thuỷ sản: Giá trị xuất khẩu thủy sản trong tháng 12 ước đạt 750 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2023 đạt 8,98 tỷ USD, giảm 17,8% so với năm 2022.

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ tháng 12 ước đạt 1,25 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này năm 2023 đạt 13,37 tỷ USD, giảm 16,5% so với năm 2022.

Bảng 4. Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn năm 2023

Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%)

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT

Kim ngạch nhập khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 12 ước đạt gần 4 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2023 đạt 40,94 tỷ USD, giảm 9,6% so với năm 2022. Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản đạt 25,22 tỷ USD, giảm 8,3%; Giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 3,53 tỷ USD, giảm 4,4%; Giá trị nhập khẩu thuỷ sản đạt 2,61 tỷ USD, giảm 4,1%; Giá trị nhập khẩu các mặt hàng lâm sản đạt 2,25 tỷ USD, giảm 27,5%; Giá trị nhập khẩu đầu vào sản xuất đạt 7,28 tỷ USD, giảm 11,1%; Giá trị nhập khẩu muối đạt 45,2 triệu USD, giảm 13,6%.

Bảng 5. Giá trị nhập khẩu theo nhóm sản phẩm năm 2023

Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%)

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT

Trong năm 2023, Việt Nam nhập khẩu nông lâm thủy sản nhiều nhất từ các thị trường thuộc khu vực châu Á (thị phần 28,2%); châu Mỹ (thị phần 22,8%); châu Đại Dương (chiếm 6,9%); châu Phi (chiếm 4,6%) và châu Âu (chiếm 4,2%)4. Ước giá trị nhập khẩu nông lâm thủy sản năm 2023 của Việt Nam từ các thị trường chính thuộc khu vực châu Á đạt 11,55 tỷ USD, giảm 14,9%; châu Mỹ đạt 9,33 tỷ USD, giảm 16,8%; châu Đại Dương đạt 2,84 tỷ USD, giảm 12,2%; châu Phi đạt 1,88 tỷ USD, tăng 37,5%; châu Âu đạt 1,7 tỷ USD, giảm 14,6%.

Bảng 6. Giá trị nhập khẩu theo châu lục năm 2023

Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%)

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT

Trung Quốc, Braxin và Hoa Kỳ là 3 thị trường cung cấp các mặt hàng nông, lâm, thủy sản lớn nhất cho Việt Nam trong năm 2023. Giá trị nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc chiếm 8,4% (giảm 9,8% so với năm 2022); Braxin chiếm 7,8% (giảm 1,9%) và Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 7,7% (giảm 14%).

Bảng 7. Giá trị và thị phần 5 thị trường nhập khẩu lớn nhất năm 2023

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT

Nhập khẩu một số mặt hàng chính như sau:

- Đậu tương: Khối lượng nhập khẩu đậu tương tháng 12 ước đạt 310 nghìn tấn với giá trị ước đạt 186 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương năm 2023 đạt 1,97 triệu tấn và 1,24 tỷ USD, tăng 6,9% về khối lượng nhưng giảm 3,2% về giá trị so với năm 2022.

- Lúa mì: Ước nhập khẩu lúa mì tháng 12 đạt 1,1 triệu tấn với giá trị nhập khẩu đạt 303 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu lúa mì năm 2023 đạt 5,09 triệu tấn và 1,67 tỷ USD, tăng 30,2% về khối lượng và tăng 10,9% về giá trị so với năm 2022.

- Ngô: Khối lượng ngô nhập khẩu tháng 12 ước đạt 1,4 triệu tấn với giá trị đạt 362 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô năm 2023 đạt 9,76 triệu tấn và 2,88 tỷ USD, tăng 1,6% về khối lượng nhưng giảm 13,7% về giá trị so với năm 2022.

- Hạt điều: Khối lượng hạt điều nhập khẩu tháng 12 ước đạt 100 nghìn tấn với giá trị nhập khẩu đạt 105 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu hạt điều năm 2023 đạt 2,76 triệu tấn và 3,18 tỷ USD, tăng 45,7% về khối lượng và tăng 18,9% về giá trị so với năm 2022.

- Cao su: Khối lượng nhập khẩu cao su tháng 12 ước đạt 210 nghìn tấn với giá trị ước đạt 256 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu cao su năm 2023 đạt 1,76 triệu tấn và 2,26 tỷ USD, giảm 21,1% về khối lượng và giảm 28,4% về giá trị so với năm 2022.

- Rau quả: Ước giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 12 năm 2023 đạt 170 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu hàng rau quả năm 2023 đạt 1,96 tỷ USD, giảm 5,7% so với năm 2022.

- Sản phẩm chăn nuôi: Giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 12 năm 2023 ước đạt 330 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi năm 2023 đạt 3,53 tỷ USD, giảm 4,4% so với năm 2022. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa ước đạt 1,17 tỷ USD, giảm 6,6%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 1,51 tỷ USD, giảm 0,6%.

Thủy sản: Tổng giá trị nhập khẩu hàng thủy sản tháng 12 ước đạt 240 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu hàng thủy sản năm 2023 đạt 2,61 tỷ USD, giảm 4,1% so với năm 2022.

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Giá trị nhập khẩu tháng 12 ước đạt 200 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2023 đạt 2,19 tỷ USD, giảm 27,8% so với năm 2022.

- Phân bón các loại: Khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 12 ước đạt 480 nghìn tấn và 154 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu phân bón các loại năm 2023 đạt 4,21 triệu tấn và 1,43 tỷ USD, tăng 24,2% về khối lượng nhưng giảm 11,6% về giá trị so với năm 2022.

- Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Giá trị nhập khẩu mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu tháng 12 ước đạt 400 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu năm 2023 đạt 4,99 tỷ USD, giảm 10,8% so với năm 2022.

Thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu: Giá trị nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu tháng 12 ước đạt 90 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu năm 2023 đạt 855 triệu USD, giảm 12,1% so với năm 2022.

Bảng 8. Các mặt hàng nhập khẩu có giá trị lớn năm 2023

Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%)

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT

3. Cán cân thương mại nông, lâm, thủy sản

Cán cân thương mại ngành nông lâm thủy sản Việt Nam năm 2023 ước đạt thặng dư 12,06 tỷ USD, tăng 43,7% so với năm 2022.

Xét theo nhóm hàng, lâm sản, thủy sản và nông sản là các nhóm hàng có cán cân thương mại năm 2023 ở trạng thái thặng dư. Cụ thể, nhóm lâm sản ước đạt thặng dư 12,14 tỷ USD, giảm 13,2% so với năm 2022; nhóm thủy sản thặng dư 6,37 tỷ USD, giảm 22,3%; nhóm nông sản thặng dư 1,92 tỷ USD, tăng 141,2%. Trong khi đó, cán cân thương mại các nhóm còn lại đều ở trạng thái thâm hụt: nhóm đầu vào sản xuất thâm hụt 5,32 tỷ USD, giảm 8,5%; sản phẩm chăn nuôi thâm hụt 3,02 tỷ USD, giảm 8,2%; muối thâm hụt 39 triệu USD (giảm 17,3%).

Xét theo mặt hàng cụ thể, 7 mặt hàng có thặng dư thương mại năm 2023 ước đạt trên 1 tỷ USD gồm: gỗ và sản phẩm gỗ (thặng dư 11,19 tỷ USD, giảm 13,8%); cà phê (thặng dư 4 tỷ USD, tăng 1,4%); gạo (thặng dư 3,92 tỷ USD, tăng 41,7%); hàng rau quả (thặng dư 3,73 tỷ USD, tăng 1,9 lần); tôm (thặng dư 2,86 tỷ USD, giảm 23,2%); cá tra (thặng dư 1,71 tỷ USD, giảm 26,1%); sắn và các sản phẩm từ sắn (thặng dư 1,27 tỷ USD, giảm 7,5%).

Có 9 mặt hàng nông lâm thủy sản có thâm hụt thương mại năm 2023 ước đạt trên 1 tỷ USD, gồm: thức ăn gia súc và nguyên liệu (thâm hụt 3,79 tỷ USD, giảm 15,2%); chế phẩm từ sản phẩm trồng trọt (thâm hụt 2,9 tỷ USD, tăng 2,9%); bông các loại (thâm hụt 2,84 tỷ USD, giảm 28,5%); ngô (thâm hụt 2,77 tỷ USD, giảm 15,8%); lúa mì (thâm hụt 1,65 tỷ USD, tăng 10,5%); thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật (thâm hụt 1,36 tỷ USD, giảm 3,6%); đậu tương (thâm hụt 1,23 tỷ USD, giảm 3,4%); dầu thực vật (thâm hụt 1,17 tỷ USD, giảm 20,2%); sữa và sản phẩm sữa (thâm hụt 1,04 tỷ USD, giảm 9,4%).

Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT

Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 6 năm 2022 ước đạt 5,18 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2022 đạt 27,88 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 11,37 tỷ USD, tăng 8,8%; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 5,8 tỷ USD, tăng 40,8%; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản ước đạt 9,1 tỷ USD, tăng 3%; giá trị xuất khẩu đầu vào sản xuất ước đạt 1,42 tỷ USD, tăng 64,8%; giá trị xuất khẩu muối ước đạt 2,7 triệu USD, tăng 78,8%.

Ước tổng  giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 6 tháng đầu năm 2022 của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Á đạt 11,72 tỷ USD, tăng 14,5%; châu Mỹ đạt 8,29 tỷ USD, tăng 9,5%; Châu Âu đạt 3,38 tỷ, tăng 25,5%; châu Đại Dương đạt 477 triệu USD, tăng 28,8%; châu Phi đạt 426 triệu USD, giảm 7,8%. Thị phần của các khu vực Châu Á, Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Đại Dương và Châu Phi trong tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022 lần lượt là: 42%; 29,7%; 12,1%; 1,7% và 1,5%.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 27,3%, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2021; Trung Quốc chiếm 17,8% (+5,9%) và Nhật bản chiếm 7,1% (+18,5%).

2. Xuất khẩu một số mặt hàng chính:

- Cà phê: Xuất khẩu cà phê tháng 6 năm 2022 ước đạt  145 nghìn tấn với giá trị đạt 335 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu năm 2022 đạt 1,03 triệu tấn và 2,32 tỷ USD, tăng 21,7% về khối lượng và tăng 49,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

- Cao su: Xuất khẩu cao su tháng 6 năm 2022 ước đạt  180 nghìn tấn với giá trị đạt 297 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su 6 tháng đầu năm 2022 đạt 779 nghìn tấn và 1,35 tỷ USD, tăng 9,2% về khối lượng và tăng 12,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

- Chè: Xuất khẩu chè tháng 6 năm 2022 ước đạt  13 nghìn tấn với giá trị đạt 24 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu chè 6 tháng đầu năm 2022 đạt 54 nghìn tấn và 94 triệu USD, giảm 6,4% về khối lượng và giảm 1,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

- Gạo: Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 6 năm 2022 ước đạt 750 nghìn tấn với giá trị đạt 370 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2022 đạt 3,52 triệu tấn và 1,72 tỷ USD, tăng 16,2% về khối lượng và tăng 4,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

- Rau quả: Giá trị xuất khẩu rau quả tháng 6 năm 2022 ước đạt 250 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 6 tháng đầu năm 2022 đạt 1,68 tỷ USD, giảm 17,2 so với cùng kỳ năm 2021.

- Hạt điều: Khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 6 năm 2022 ước đạt 50 nghìn tấn với giá trị 307 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt điều 6 tháng đầu năm 2022 đạt 253 nghìn tấn và 1,52 tỷ USD, giảm 7,8% về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

- Hạt tiêu: Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 6 năm 2022 ước đạt 25 nghìn tấn, với giá trị đạt 106 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 6 tháng đầu năm 2022 đạt 125 nghìn tấn và 566 triệu USD, giảm 19,1% về khối lượng nhưng tăng 14% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

- Sắn và các sản phẩm từ sắn: Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 6 năm 2022 ước đạt 350 nghìn tấn với giá trị đạt 152 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 1,8 triệu tấn và 783 triệu USD, tăng 13,2% về khối lượng và tăng 28% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

- Sản phẩm chăn nuôi: Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 6 năm 2022 ước đạt 34,8 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 176 triệu USD, giảm 15,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 56,4 triệu USD, giảm 1,5%; thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 45,5 triệu USD, giảm 13,5%.

- Thủy sản: Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 6 năm 2022 ước đạt 1,1 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2022 đạt 5,81 tỷ USD, tăng 40,8% so với cùng kỳ năm 2021. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật bản là 3 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam.

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Ước giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 6 năm 2022 đạt 1,5 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm 2022 đạt 8,49 tỷ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Phòng Thông tin, Thư viện và Xúc tiến thương mại - VIOIT

Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 6 năm 2022 ước đạt 5,18 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2022 đạt 27,88 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 11,37 tỷ USD, tăng 8,8%; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 5,8 tỷ USD, tăng 40,8%; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản ước đạt 9,1 tỷ USD, tăng 3%; giá trị xuất khẩu đầu vào sản xuất ước đạt 1,42 tỷ USD, tăng 64,8%; giá trị xuất khẩu muối ước đạt 2,7 triệu USD, tăng 78,8%.

Ước tổng  giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 6 tháng đầu năm 2022 của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Á đạt 11,72 tỷ USD, tăng 14,5%; châu Mỹ đạt 8,29 tỷ USD, tăng 9,5%; Châu Âu đạt 3,38 tỷ, tăng 25,5%; châu Đại Dương đạt 477 triệu USD, tăng 28,8%; châu Phi đạt 426 triệu USD, giảm 7,8%. Thị phần của các khu vực Châu Á, Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Đại Dương và Châu Phi trong tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022 lần lượt là: 42%; 29,7%; 12,1%; 1,7% và 1,5%.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 27,3%, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2021; Trung Quốc chiếm 17,8% (+5,9%) và Nhật bản chiếm 7,1% (+18,5%).

2. Xuất khẩu một số mặt hàng chính:

- Cà phê: Xuất khẩu cà phê tháng 6 năm 2022 ước đạt  145 nghìn tấn với giá trị đạt 335 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu năm 2022 đạt 1,03 triệu tấn và 2,32 tỷ USD, tăng 21,7% về khối lượng và tăng 49,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

- Cao su: Xuất khẩu cao su tháng 6 năm 2022 ước đạt  180 nghìn tấn với giá trị đạt 297 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su 6 tháng đầu năm 2022 đạt 779 nghìn tấn và 1,35 tỷ USD, tăng 9,2% về khối lượng và tăng 12,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

- Chè: Xuất khẩu chè tháng 6 năm 2022 ước đạt  13 nghìn tấn với giá trị đạt 24 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu chè 6 tháng đầu năm 2022 đạt 54 nghìn tấn và 94 triệu USD, giảm 6,4% về khối lượng và giảm 1,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

- Gạo: Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 6 năm 2022 ước đạt 750 nghìn tấn với giá trị đạt 370 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2022 đạt 3,52 triệu tấn và 1,72 tỷ USD, tăng 16,2% về khối lượng và tăng 4,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

- Rau quả: Giá trị xuất khẩu rau quả tháng 6 năm 2022 ước đạt 250 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 6 tháng đầu năm 2022 đạt 1,68 tỷ USD, giảm 17,2 so với cùng kỳ năm 2021.

- Hạt điều: Khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 6 năm 2022 ước đạt 50 nghìn tấn với giá trị 307 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt điều 6 tháng đầu năm 2022 đạt 253 nghìn tấn và 1,52 tỷ USD, giảm 7,8% về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

- Hạt tiêu: Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 6 năm 2022 ước đạt 25 nghìn tấn, với giá trị đạt 106 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 6 tháng đầu năm 2022 đạt 125 nghìn tấn và 566 triệu USD, giảm 19,1% về khối lượng nhưng tăng 14% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

- Sắn và các sản phẩm từ sắn: Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 6 năm 2022 ước đạt 350 nghìn tấn với giá trị đạt 152 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 1,8 triệu tấn và 783 triệu USD, tăng 13,2% về khối lượng và tăng 28% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

- Sản phẩm chăn nuôi: Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 6 năm 2022 ước đạt 34,8 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 176 triệu USD, giảm 15,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 56,4 triệu USD, giảm 1,5%; thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 45,5 triệu USD, giảm 13,5%.

- Thủy sản: Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 6 năm 2022 ước đạt 1,1 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2022 đạt 5,81 tỷ USD, tăng 40,8% so với cùng kỳ năm 2021. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật bản là 3 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam.

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Ước giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 6 năm 2022 đạt 1,5 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm 2022 đạt 8,49 tỷ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Phòng Thông tin, Thư viện và Xúc tiến thương mại - VIOIT

Theo Báo cáo của Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tình hình xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại nông lâm thủy sản 10 tháng năm 2023 như sau:

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 10 ước đạt 4,81 tỷ USD, tăng 11,1% so với tháng 10 năm 2022, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 10 tháng đầu năm 2023 đạt 43,08 tỷ USD, song do các tháng đầu năm xuất khẩu giảm sâu nên tính chung 10 tháng giá trị xuất khẩu vẫn còn giảm 4,2% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 21,94 tỷ USD, tăng 17%; giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi đạt 402 triệu USD, tăng 22%; giá trị xuất khẩu thuỷ sản đạt 7,45 tỷ USD, giảm 20,5%; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản đạt 11,65 tỷ USD, giảm 19,3%; giá trị xuất khẩu đầu vào sản xuất đạt 1,64 tỷ USD, giảm 20,3%; giá trị xuất khẩu muối đạt 4,6 triệu USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ (10 tháng) năm 2022.

Bảng 1. Giá trị xuất khẩu theo nhóm sản phẩm 10 tháng năm 2023

Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%)

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT

Trong 10 tháng đầu năm 2023, châu Á (thị phần 49,1%), châu Mỹ (thị phần 22,6%) và châu Âu (thị phần 10,5%) là các khu vực tiêu thụ nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Hai khu vực còn lại gồm châu Phi (chiếm 2,1%) và châu Đại Dương (chiếm 1,5%) có thị phần tương đối nhỏ. Ước tổng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng đầu năm 2023 của Việt Nam tới khu vực châu Á đạt 21,13 tỷ USD, tăng 5,7%; châu Mỹ đạt 9,74 tỷ USD, giảm 20,6%; châu Âu đạt 4,5 tỷ USD, giảm 11,8%; châu Phi đạt 910 triệu USD, tăng 21,6%; và châu Đại Dương đạt 641 triệu USD, giảm 17,2%.

Bảng 2. Tình hình xuất khẩu theo châu lục 10 tháng năm 2023

Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%)

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT

Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2023. Giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng 22,8%, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2022; xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 20,6%, giảm 20,8%; và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng 7,5%, giảm 8,5%.

Bảng 3. Giá trị và thị phần 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT

Xuất khẩu một số mặt hàng chính như sau:

- Cà phê: Xuất khẩu cà phê trong tháng 10 năm 2023 ước đạt 60 nghìn tấn với giá trị đạt 189 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê 10 tháng đầu năm 2023 đạt 1,31 triệu tấn và 3,32 tỷ USD, giảm 9,5% về khối lượng và giảm 0,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

- Cao su: Xuất khẩu cao su tháng 10 năm 2023 ước đạt 220 nghìn tấn với giá trị đạt 282 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su 10 tháng đầu năm 2023 đạt 1,62 triệu tấn và 2,16 tỷ USD, tăng 0,1% về khối lượng nhưng giảm 17,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

- Chè: Khối lượng xuất khẩu chè tháng 10 năm 2023 ước đạt 15 nghìn tấn với giá trị đạt 25 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu chè 10 tháng đầu năm 2023 đạt 97 nghìn tấn và 166 triệu USD, giảm 20,1% về khối lượng và giảm 15% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 10 năm 2023 ước đạt 700 nghìn tấn với giá trị 433 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 10 tháng đầu năm 2023 đạt 7,12 triệu tấn và 3,97 tỷ USD, tăng 17% về khối lượng và tăng 34,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

- Rau quả: Giá trị xuất khẩu rau quả tháng 10 năm 2023 ước đạt 700 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả 10 tháng đầu năm 2023 đạt gần 4,91 tỷ USD, tăng 78,9% so với cùng kỳ năm 2022.

- Hạt điều: Khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 10 năm 2023 ước đạt 60 nghìn tấn với giá trị 328 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu hạt điều 10 tháng đầu năm 2023 đạt 513 nghìn tấn và 2,92 tỷ USD, tăng 20,8% về khối lượng và tăng 14,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

- Hạt tiêu: Khối lượng hạt tiêu xuất khẩu tháng 10 năm 2023 ước đạt 17 nghìn tấn với giá trị 62 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu hạt tiêu 10 tháng đầu năm 2023 đạt 223 nghìn tấn và 745 triệu USD, tăng 16,2% về khối lượng nhưng giảm 11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

- Sắn và các sản phẩm từ sắn: Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tháng 10 năm 2023 ước đạt 280 nghìn tấn với giá trị 134 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 10 tháng đầu năm 2023 đạt 2,41 triệu tấn và 1,03 tỷ USD, giảm 6% về khối lượng và giảm 9,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

- Sản phẩm chăn nuôi: Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi trong tháng 10 năm 2023 ước đạt 40 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 10 tháng đầu năm 2023 đạt 402 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 113 triệu USD, tăng 26%; xuất khẩu thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 123 triệu USD, tăng 36,4%.

- Thuỷ sản: Giá trị xuất khẩu thủy sản trong tháng 10 năm 2023 ước đạt 850 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2023 đạt 7,45 tỷ USD, giảm 20,5% so với cùng kỳ năm 2022.

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ tháng 10 năm 2023 ước đạt 1,2 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này 10 tháng đầu năm 2023 đạt 10,82 tỷ USD, giảm 19,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Bảng 4. Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn 10 tháng năm 2023

Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%)

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT

Kim ngạch nhập khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 10 năm 2022 ước đạt 3,62 tỷ USD, tăng 0,4% so với tháng 10 năm 2022; đưa tổng kim ngạch nhập khẩu nông lâm thuỷ sản 10 tháng đầu năm 2023 đạt 33,78 tỷ USD, giảm 10,1% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản đạt 20,61 tỷ USD, giảm 9,9%; giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 2,9 tỷ USD, giảm 6,8%; giá trị nhập khẩu thuỷ sản đạt 2,16 tỷ USD, giảm 4,5%; giá trị nhập khẩu các mặt hàng lâm sản đạt 1,84 tỷ USD, giảm 30,6%; giá trị nhập khẩu đầu vào sản xuất đạt 6,23 tỷ USD, giảm 6,2%; giá trị nhập khẩu muối đạt 37,3 triệu USD, tăng 4,1%.

Bảng 5. Giá trị nhập khẩu theo nhóm sản phẩm 10 tháng năm 2023

Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%)

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT

Trong 10 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập khẩu nông lâm thủy sản nhiều nhất từ các thị trường thuộc khu vực châu Á (thị phần 28,3%); châu Mỹ (thị phần 23,3%); châu Đại Dương (chiếm 7,1%); châu Phi (chiếm 4,9%) và châu Âu (chiếm 4,1%)3 . Ước giá trị nhập khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng đầu năm 2023 của Việt Nam từ khu vực châu Á đạt 9,55 tỷ USD, giảm 16,4%; châu Mỹ đạt 7,86 tỷ USD, giảm 16,2%; châu Đại Dương đạt 2,41 tỷ USD, giảm 8,8%; châu Phi đạt 1,66 tỷ USD, tăng 34%; châu Âu đạt 1,37 tỷ USD, giảm 13,4%.

Bảng 6. Giá trị nhập khẩu theo châu lục 10 tháng năm 2023

Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%)

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT

Hoa Kỳ, Trung Quốc và Braxin là 3 thị trường cung cấp các mặt hàng nông, lâm, thủy sản lớn nhất cho Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2023. Giá trị nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 8,1% (giảm 13,2% so với cùng kỳ năm 2022); Trung Quốc chiếm 8% (giảm 14%) và Braxin chiếm 7,7% (tăng 2,2%).

Bảng 7. Giá trị và thị phần 5 thị trường nhập khẩu lớn nhất 10 tháng năm 2023

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT

Nhập khẩu một số mặt hàng chính như sau:

- Đậu tương: Khối lượng nhập khẩu đậu tương tháng 10 năm 2023 ước đạt 60 nghìn tấn với giá trị ước đạt 40 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2023 đạt 1,53 triệu tấn và 975 triệu USD, tương đương khối lượng nhập khẩu của cùng kỳ năm 2022 nhưng giảm 8,5% về giá trị.

- Lúa mì: Ước nhập khẩu lúa mì tháng 10 năm 2023 đạt 300 nghìn tấn với giá trị nhập khẩu đạt 105 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2023 đạt 3,62 triệu tấn và 1,27 tỷ USD, tăng 7% về khối lượng nhưng giảm 3,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

- Ngô: Khối lượng ngô nhập khẩu tháng 10 năm 2023 ước đạt 1,45 triệu tấn với giá trị đạt 398 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2023 đạt 7,96 triệu tấn và 2,43 tỷ USD, tăng 5,2% về khối lượng nhưng giảm 8,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

- Hạt điều: Khối lượng hạt điều nhập khẩu tháng 10 năm 2023 ước đạt 170 nghìn tấn với giá trị nhập khẩu đạt 173 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu hạt điều 10 tháng đầu năm 2023 đạt gần 2,5 triệu tấn và 2,91 tỷ USD, tăng 43,6% về khối lượng và tăng 17% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

- Cao su: Khối lượng nhập khẩu cao su tháng 10 năm 2023 ước đạt 160 nghìn tấn với giá trị ước đạt 200 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu cao su 10 tháng đầu năm 2023 đạt 1,36 triệu tấn và 1,77 tỷ USD, giảm 25,6% về khối lượng và giảm 33,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

- Rau quả: Ước giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 10 năm 2023 đạt 170 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu hàng rau quả 10 tháng đầu năm 2023 đạt 1,63 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2022.

- Sản phẩm chăn nuôi: Giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 10 năm 2023 ước đạt 333 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi 10 tháng đầu năm 2023 đạt 2,9 tỷ USD, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa ước đạt 986 triệu USD, giảm 8,3%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 1,18 tỷ USD, giảm 2,8%.

Thủy sản: Tổng giá trị nhập khẩu hàng thủy sản tháng 10 năm 2023 ước đạt 220 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu hàng thủy sản 10 tháng đầu năm 2023 đạt 2,16 tỷ USD, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm 2022.

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Giá trị nhập khẩu tháng 10 năm 2023 ước đạt 180 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 10 tháng đầu năm 2023 đạt 1,79 tỷ USD, giảm 31,3% so với cùng kỳ năm 2022.

- Phân bón các loại: Khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 10 năm 2023 ước đạt 520 nghìn tấn và 171 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu phân bón các loại 10 tháng đầu năm 2023 đạt 3,47 triệu tấn và 1,17 tỷ USD, tăng 25,3% về khối lượng nhưng giảm 10,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

- Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Giá trị nhập khẩu mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu tháng 10 năm 2023 ước đạt 550 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 10 tháng đầu năm 2023 đạt 4,37 tỷ USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2022.

Thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu: Giá trị nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu tháng 10 ước đạt 80 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu 10 tháng đầu năm 2023 đạt 694 triệu USD, giảm 17,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Bảng 8. Các mặt hàng nhập khẩu có giá trị lớn 10 tháng năm 2023

Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%)

Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT

3. Cán cân thương mại nông, lâm, thủy sản

Cán cân thương mại ngành nông lâm thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2023 ước đạt thặng dư 9,3 tỷ USD, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm 2022. Xét theo nhóm hàng, lâm sản, thủy sản và nông sản là các nhóm hàng có cán cân thương mại 10 tháng đầu năm 2023 ở trạng thái thặng dư.

Cụ thể, nhóm lâm sản ước đạt thặng dư 9,8 tỷ USD, giảm 16,8% so với cùng kỳ năm 2022; nhóm thủy sản thặng dư 5,29 tỷ USD, giảm 25,6%; nhóm nông sản thặng dư 1,33 tỷ USD, tăng 132,3%. Trong khi đó, cán cân thương mại các nhóm còn lại đều ở trạng thái thâm hụt: nhóm đầu vào sản xuất thâm hụt 4,6 tỷ USD, giảm 0,1%; sản phẩm chăn nuôi thâm hụt 2,5 tỷ USD, giảm 10,2%; muối thâm hụt 33 triệu USD (tăng 3,2%).

Xét theo mặt hàng cụ thể, 6 mặt hàng có thặng dư thương mại 10 tháng đầu năm 2023 ước đạt trên 1 tỷ USD gồm: gỗ và sản phẩm gỗ (thặng dư 9,04 tỷ USD, giảm 17,2%); gạo (thặng dư 3,28 tỷ USD, tăng 36,1%); hàng rau quả (thặng dư 3,29 tỷ USD, tăng 3,1 lần); cà phê (thặng dư 3,18 tỷ USD, giảm 1,7%); tôm (thặng dư 2,42 tỷ USD, giảm 25,5%); cá tra (thặng dư 1,43 tỷ USD, giảm 29,6%).

Có 6 mặt hàng nông lâm thủy sản có thâm hụt thương mại 10 tháng đầu năm 2023 ước đạt trên 1 tỷ USD, gồm: thức ăn gia súc và nguyên liệu (thâm hụt 3,36 tỷ USD, giảm 5,6%); chế phẩm từ sản phẩm trồng trọt (thâm hụt 2,36 tỷ USD, tăng 8,4%); ngô (thâm hụt 2,34 tỷ USD, giảm 10,5%); bông các loại (thâm hụt 2,33 tỷ USD, giảm 30,5%); lúa mì (thâm hụt 1,25 tỷ USD, giảm 3,7%); thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật (thâm hụt 1,06 tỷ USD, giảm 5,9%).

Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT