Bạn đang tìm hiểu về các phương pháp quản trị nội dung trên website và những khái niệm có liên quan như CMS là gì? Để giải đáp vấn đề này VinaHost tổng hợp kiến thức chi tiết nhất ngay nội dung bên dưới. Tìm hiểu ngay bạn nhé!
Bạn đang tìm hiểu về các phương pháp quản trị nội dung trên website và những khái niệm có liên quan như CMS là gì? Để giải đáp vấn đề này VinaHost tổng hợp kiến thức chi tiết nhất ngay nội dung bên dưới. Tìm hiểu ngay bạn nhé!
Có rất nhiều lý do doanh nghiệp nên sử dụng CMS cho website, cụ thể là giúp Website hoạt động ổn định, cập nhật được hình ảnh, nội dung và có thể duy trì tính nhất quán cho doanh nghiệp.
Một hệ thống CMS cho phép bạn tạo ra giao diện người dùng tương tác và hấp dẫn. Bạn có thể dễ dàng thêm các tính năng tương tác như hệ thống bình luận, chia sẻ mạng xã hội, biểu đồ, mẫu liên hệ và nhiều hơn nữa.
Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng tương tác với trang web và thúc đẩy sự tương tác và tham gia của họ.
Lưu ý rằng không nên sử dụng các plugin và theme lậu vì tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, không an toàn cho Website và dữ liệu của doanh nghiệp.
Thay vào đó, bạn nên sử dụng những plugin và theme ở những trang web uy tín, như vậy sẽ giúp bảo vệ Website an toàn và cải thiện được tốc độ hiển thị của website được tốt nhất!
Thông thường, đối với plugin và theme chất lượng đều sẽ có chi phí khá cao, sở hữu nhiều chức năng và luôn được cập nhật thường xuyên, nhiều lượt sử dụng,…Vì vậy bạn cần lưu ý những yếu tố này để quyết định sử dụng an toàn nhất nhé!
Các hệ thống quản lý nội dung CMS xuất hiện từ những năm 2000 theo nhu cầu của thị trường. Những nền tảng phổ biến như WordPress và Sitecore được thiết kế để lưu trữ và trình bày các yếu tố nội dung như văn bản, hình ảnh, video,… trên website.
CMS truyền thống là mô hình đóng gói toàn bộ cấu trúc nguyên khối, với phần frontend (thiết kế, giao diện) và backend (cơ sở dữ liệu, mã code) được liên kết chặt chẽ với nhau. Đây là loại CMS phổ biến nhất, từng thống trị thị trường website trong nhiều năm. Trong đó có những cái tên nổi bật như WordPress, Drupal, Joomla, Sitecore,…
Headless CMS là hệ thống ưu tiên sử dụng API. Trong đó, phần phát triển, quản lý lưu trữ nội dung và phần hiển thị, phân phối được tách biệt với nhau. Thuật ngữ “headless” được hiểu rằng CMS sẽ không có giao diện người dùng hoặc môi trường hiển thị cố định.
Các lập trình viên được toàn quyền xây dựng và thiết kế từ ngôn ngữ, nền tảng công nghệ, cho đến giao diện theo nhu cầu. Điều này mang lại sự linh hoạt để hiển thị nội dung của bạn theo nhiều cách nhất có thể, ví dụ như trên ứng dụng điện thoại di động, đồng hồ thông minh, tablet, trang web,…
Nhờ đó, Headless CMS giúp tùy chỉnh nội dung, sáng tạo hình thức thể hiện đa kênh, đa nền tảng, đa thiết bị dễ dàng, chứ không bị giới hạn trên website như CMS truyền thống.
Nếu nhà phát triển đang muốn tạo ra những trải nghiệm nội dung hàng đầu, thì Headless CMS là lựa chọn phù hợp.
Bước phát triển tiếp theo của CMS chính là trở thành một nền tảng nội dung All-in-one – Content Platform. Hệ thống có khả năng phân phối, quảng bá, báo cáo toàn diện nội dung trên đa kênh, đa thiết bị. Điều này sẽ tạo ra bước phát triển lớn trong quản trị, phân phối nội dung tích hợp tập trung, quản lý hiệu quả và tiết kiệm thời gian, chi phí.
Nếu như Headless CMS lưu trữ nội dung không có cấu trúc, thì Content platform là một bước tiến khi cấu trúc nội dung một cách khoa học để dễ dàng tìm kiếm, quản lý và tái sử dụng.
Headless CMS và Content Platform là hai loại CMS đang là xu hướng phát triển mới, thay thế dần CMS truyền thống đã không còn phù hợp với nhu cầu mới của độc giả – một thế hệ độc giả giải trí trên đa nền tảng, đa kênh, đa thiết bị, đa dạng hình thức.
Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin về hệ thống CMS TẠI ĐÂY.
Khái niệm CMS đã trở nên khá phổ biến, đặc biệt là đối với người quản trị Website. Hãy cùng Mắt Bão tìm hiểu CMS là gì và tất cả những gì cần biết!
CMS viết tắt của Content Management System là hệ quản trị nội dung của trang web, có chức năng điều khiển tất cả hoạt động về nội dung, thông tin của website. Những nội dung này bao gồm tin tức, hình ảnh, video, danh mục, thông liên hệ,… trên trang web. Đặc biệt, với các CMS nâng cao, người dùng còn có thể chỉnh sửa, phân loại danh mục, thậm chí thay đổi hiển thị giao diện và nhiều thao tác phức tạp khác trên website. Vậy chức năng của CMS là gì? Đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm về CMS nhé!
CMS có vai trò quan trọng trong việc điều khiển và vận hành trang web. Với các chức năng cơ bản như sau:
Do đó, các doanh nghiệp cần cài đặt CMS trong website để quá trình vận hành doanh nghiệp được thực hiện thuận lợi hơn. Đồng thời góp phần không nhỏ trong việc khẳng định vị thế thương hiệu.
CMS mang đến khá nhiều lợi ích cho cá nhân lẫn doanh nghiệp. Do đó vì 3 lý do dưới đây, CMS đang trở nên khá quan trọng:
Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về những lợi ích ở bên dưới
Hiện nay có rất nhiều hệ thống CMS phổ biến, người dùng cũng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy nhiên, WordPress là hệ thống được được đánh giá tốt nhất! Cụ thể như sau:
WordPress được thiết kế để dễ sử dụng ngay cả đối với người không có kỹ năng lập trình. Giao diện người dùng thân thiện và trực quan, cho phép người dùng quản lý và cập nhật nội dung trang web một cách dễ dàng.
WordPress cung cấp một thư viện lớn các plugin và chủ đề miễn phí và có phí. Plugin giúp mở rộng chức năng của trang web, từ tích hợp xã hội, tối ưu hóa SEO, quản lý bình luận, đến tích hợp cửa hàng trực tuyến.
Chủ đề cho phép bạn thay đổi giao diện của trang web một cách dễ dàng mà không cần kiến thức lập trình.
WordPress được xây dựng với cấu trúc tối ưu cho việc tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm như Google. Nó cung cấp các tính năng SEO cơ bản và có thể được tối ưu hóa bằng cách sử dụng các plugin SEO phổ biến như Yoast SEO để cải thiện thứ hạng trang web trên các kết quả tìm kiếm.
WordPress cho phép bạn mở rộng và tùy chỉnh trang web theo nhu cầu của bạn. Bạn có thể thêm các tính năng tùy chỉnh, sửa đổi giao diện, và tạo ra các trang web phức tạp như cửa hàng trực tuyến, diễn đàn, trang tin tức, v.v.
Với CMS này, khi cài đặt đòi hỏi người dùng phải tự code lại toàn bộ. Điều này sẽ khiến cho việc cài đặt trở nên khó khăn, phức tạp hơn nhưng bù lại, người dùng có thể tùy chọn giao diện thiết kế ưng ý và phù hợp nhất.
Với CMS tính phí, người dùng phải bỏ tiền cho việc mua bản quyền. Và vì thế, đơn vị cung cấp sẽ tiến hành tất cả mọi thao tác như sửa lỗi, nâng cấp hay vận hành hệ thống,… Đặc biệt, hệ thống này hoạt động ổn định hơn với nhiều tính năng riêng biệt hấp dẫn hơn.
Mỗi phiên bản CMS thường được cải tiến và bổ sung các chức năng mới, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức trong việc quản trị nội dung.
Các tính năng mới này có thể làm tăng hiệu suất, cải thiện giao diện người dùng, cung cấp công cụ phân tích, tối ưu hóa SEO, tích hợp tính năng tương tác và nhiều hơn nữa.
Việc cập nhật thường xuyên sẽ giúp bạn tận hưởng những cải tiến này và sử dụng tối đa tiềm năng của CMS.
Cập nhật thường xuyên CMS giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo mật. Nhà phát triển CMS thường sửa lỗi và bảo mật hệ thống trong các bản cập nhật, đảm bảo rằng trang web của bạn được bảo vệ khỏi các lỗ hổng bảo mật đã được phát hiện.
Việc không cập nhật CMS có thể để lại lỗ hổng bảo mật cho kẻ tấn công khai thác và tấn công trang web của bạn. Vì vậy, việc cập nhật thường xuyên là cần thiết để bảo vệ dữ liệu và thông tin trên trang web.