Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ người dân Cuba trong việc chống lại sự can thiệp và cấm vận của nước ngoài, cũng như bảo vệ chủ quyền và phẩm giá quốc gia.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Bắc Kinh. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
Tại cuộc họp báo ngày 31/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm một lần nữa khẳng định quan điểm của Trung Quốc luôn phản đối việc Mỹ phong tỏa và cấm vận đối với Cuba, đồng thời cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ người dân Cuba trong việc chống lại sự can thiệp và cấm vận của nước ngoài, cũng như bảo vệ chủ quyền và phẩm giá quốc gia.
Trước đó một ngày, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua một nghị quyết thường niên với số phiếu áp đảo, kêu gọi Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế và thương mại lâu dài đối với Cuba.
Nghị quyết này đã nhận được sự ủng hộ từ 187 quốc gia, chỉ có hai phiếu chống và một phiếu trắng.
Ông Lâm Kiếm cho rằng kết quả này một lần nữa phản ánh sự ủng hộ mạnh mẽ của Đại hội đồng Liên hợp quốc đối với người dân Cuba trong cuộc đấu tranh chính nghĩa để bảo vệ chủ quyền quốc gia và phản đối sự can thiệp và cấm vận của nước ngoài.
Theo thống kê của Cuba, lệnh cấm vận của Mỹ đã gây thiệt hại lũy kế hơn 160 tỷ USD cho Cuba trong hơn 60 năm, trong đó thiệt hại hơn 5 tỷ USD từ tháng 3/2023 đến tháng 2 năm nay, liên quan đến hầu hết các lĩnh vực sinh kế như thực phẩm, thuốc men, nhiên liệu và năng lượng.
Từ năm 1992, Đại hội đồng Liên hợp quốc tổ chức thảo luận thường niên về đề mục “Sự cần thiết chấm dứt cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính do Mỹ áp đặt đối với Cuba” và thông qua nghị quyết cùng tên với sự tham gia và ủng hộ của đông đảo các nước thành viên tổ chức đa phương lớn nhất thế giới./.
Sau lệnh cấm trên của Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, nhiều nước nhập khẩu phải gấp rút tìm nguồn cung mới. Các nước xuất khẩu gạo lớn khác cũng được hưởng lợi.
Theo dữ liệu từ Tổng Cục hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2023 của Việt Nam đạt 4,6 tỷ USD, tăng 35% so với năm trước. Trong đó, xuất khẩu gạo sang Indonesia tăng gấp hơn 10 lần, còn sang Singapore và Ghana tăng lần lượt khoảng 40% và 60%.
Về sản lượng, Việt Nam hiện là nước sản xuất gạo lớn thứ 5 thế giới và là nhà xuất khẩu lớn thứ ba thế giới. Bất chấp thời tiết nóng và mưa ít tại nhiều quốc gia châu Á do hiện tượng El Nino, sản lượng gạo của các nước xuất khẩu như Việt Nam và Thái Lan vẫn tăng. Năm 2023, sản lượng gạo của Việt Nam đạt hơn 43 triệu tấn, tăng khoảng 2% so với năm 2022. Trong đó, Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vượt 8 triệu tấn trong năm 2023 – cao hơn mức khoảng 6-7 triệu tấn những năm gần đây.
Còn Thái Lan, nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, ước tính xuất khẩu hơn 8 triệu tấn gạo trong năm 2023, tăng hơn 10% so với năm trước và là mức cao nhất kể từ năm 2018.
Theo Nikkei Asia, gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan tăng mạnh kể từ khi Chính phủ Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati vào tháng 7/2023. Động thái này nhằm đảm bảo nguồn cung và kiểm soát giá gạo tại Ấn Độ. Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định lệnh cấm nhằm thu hút sự ủng hộ của người dân trước thềm cuộc bầu cử vào mùa xuân này.
Ấn Độ hiện chiếm khoảng 40% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Trong đó, Iran, Saudi Arabia và Trung Quốc là các khách hàng lớn nhất. Một số nước châu Phi phụ thuộc đáng kể vào gạo từ quốc gia Nam Á.
Hiện tại, các nước nhập khẩu gạo đang tìm kiếm nguồn cung ổn định hơn. Thái Lan cam kết cung cấp 2 triệu tấn gạo cho Indonesia trong năm 2024 khi Tổng thống Joko Widodo có cuộc gặp với Thủ tướng Thái Lan vào tháng 12 năm ngoái. Indonesia cũng được Ấn Độ cam kết cung cấp 1 triệu tấn gạo và đạt thỏa thuận nhập khẩu gạo với Campuchia.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), giá gạo thế giới cũng tăng mạnh sau lệnh cấm của Ấn Độ. Giá gạo xuất khẩu tháng 8/2023, không lâu sau khi lệnh cấm có hiệu lực, đã tăng 15% so với tháng trước lên 645 USD/tấn. Còn Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết giá gạo đã tăng 15-25%. Gạo tại các siêu thị Việt Nam hiện được bán với giá khoảng 100.000 đồng/3 kg. Giá thị trường đã tăng khoảng 40% so với năm trước – theo số liệu từ VFA.
Một số chuyên gia dự báo giá gạo sẽ vẫn neo cao trong năm 2024. Ấn Độ có thể sẽ tiếp tục duy trì hạn chế xuất khẩu gạo sau cuộc bầu cử và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino có thể kéo dài tới giữa năm nay.